1. Tại sao ta thấy hình ta trong gương?
Khi ánh sáng gặp mặt phẳng thì hoặc nó bị hút mất hoặc nó bị phản chiếu lại. Tấm gương chính là mặt phẳng rất nhẵn và phản chiếu ánh sáng.
Gọi là “vận hành của tấm gương thì nghe nó có vẻ huyền bí, ghê gớm chứ thật ra lại rất đơn giản. Bạn ném quả bóng vào tường, quả bóng bật ra như thế nào thì ánh sáng chiếu vào mặt phẳng của tấm gương cũng phản chiếu ra như vậy. Nếu bạn ném trái banh thẳng góc với mặt tường thì trái banh cũng nảy ra theo đường thẳng góc. Nếu bạn ném theo một đường không thẳng góc (chéo) thì trái banh cũng nảy ra theo đường không thẳng góc, nhưng phía đối xứng. Cũng như vậy, khi ánh sáng chiếu vào gương theo góc nào thì ánh sáng cũng bị phản chiếu trở HABA0 lại theo góc đó nhưng ở phía đối xứng. Góc ánh sáng chiếu vào gọi là "góc tới” và góc ánh sáng phản chiếu ra gọi là “góc phản chiếu”. Hai góc này luôn luôn bằng nhau.
Tấm gương soi mà ta thường dùng là một gương phẳng. Gương cong không cho ta một hình ảnh trung thực vì nó làm cho hình ảnh bị vặn vẹo, sai lệch đi.
Tấm gương là một mảnh thủy tinh phẳng, một mặt được phủ một lớp bạc. Lớp bạc này sẽ cản không cho ánh sáng đi xuyên qua, do đó ánh sáng bị phản chiếu trở lại. Lớp thủy tinh sẽ bảo vệ mặt trong - mặt tiếp xúc với thủy tinh - của lớp bạc khỏi bị trầy và nhất là bị mờ vì oxy hóa.
Bạn hãy hình dung mình đang soi gương. Ánh sáng từ trên cơ thể bạn chiếu lên mặt phẳng gương rồi những ánh sáng ấy lại bị phản chiếu trở lại. Ánh sáng phản chiếu ấy “đập vào” võng mô của mắt bạn. Thế là bạn đã nhìn thấy hình ảnh của chính bạn. Tuy nhiên, bạn nhìn thấy hình ảnh của mình trên tấm gương như thể bạn đang đứng ở phía sau tấm gương. Hình ảnh mà bạn nhìn thấy được gọi là ảnh ảo, vì ánh sáng chiếu vào tiêu điểm mắt ta dường như là phát ra từ phía sau tấm gương và bạn nhìn thấy hình ảnh bạn ngược chiều. Cụ thể như phía bên phải của bạn sẽ xuất hiện ở phía bên trái của hình ảnh, nghĩa là tất cả đều lộn từ bên này sang bên kia.
Tại sao trong thân cây lại có các vòng đồng tâm? Cưa ngang thân cây - ít nhất đã được một năm - ta thấy những vòng đồng tâm màu đậm, nhạt khác nhau.
Những vòng này được gọi là vòng tuổi gỗ. Đó là kết quả hóa mộc của thân cây trong vòng một năm tròn. Tại sao các vòng này lại có màu đậm, nhạt khác nhau như vậy? Có nhiều lý do, trong đó có sự kiện thân cây phát triển - hóa mộc hay hóa gỗ - nhanh chậm, ít nhiều tùy từng mùa. Vào mùa xuân và mùa hạ, tế bào gỗ to hơn, nhưng vách (thành) tế bào lại mỏng hơn. Vì vậy, vòng tạo nên bởi các tế bào này có màu nhạt hơn. Đến cuối hạ trở đi, tế bào nhỏ hơn bởi các nhưng vách tế bào lại dày hơn, do đó, vòng tạo nên tế bào này có màu đậm hơn. Dựa vào các vòng này ta biết tuổi của cây. Nhưng ngay trong một vòng, ta cũng thấy có những chi tiết khác nhau như chỗ dày, chỗ mỏng. Sự khác biệt trong chi tiết này là do thời tiết, khí hậu, nắng, mưa, chất khoáng trong đất. Do đó, các nhà khoa học cũng dựa vào các chi tiết này mà biết khí hậu của những năm trước đó tại một vùng nào đó trên thế giới. Khi tăng trưởng, cây cối không chỉ phát triển “chất gỗ” mà còn phát triển cả phần vỏ cây.
Sự tăng trưởng này (vỏ cây) là do một lớp tế bào mỏng nằm giữa lớp “mộc” và “lớp vỏ”. Lớp 9 này được gọi là “tầng phát sinh”. Những tế bào mới hình thành ở phía trong tiếp xúc với lớp gỗ của tầng phát sinh sẽ trở thành gỗ. Cứ như vậy, lớp gỗ từ phía trung tâm tiến ra phía ngoài làm cho thân cây ngày một lớn.
2. Tại sao thân cây lại có vỏ?
Bên ngoài phần “gỗ” của thân và rễ cây là lớp vỏ. Tuy vậy, đôi khi - ở vài loại cây - khó mà nói được vỏ (cây) của nó dày mỏng thế nào. Như ở một vài loài cọ chẳng hạn, không có sự tách bạch rõ ràng giữa vỏ và thân cây.
Vậy chức năng của vỏ cây là gì? Một trong những chức năng chủ yếu của vỏ cây là bảo vệ phần bên trong tức là thân gỗ của cây. Thân gỗ của cây là thành phần rất dễ bị tổn thương. Ngoài ra, vỏ cây còn che chở cho thân cây khỏi bị khô hạn và nhiều loại bệnh từ ngoài xâm nhập vào.
Một phần vỏ phía ngoài lâu ngày sẽ khô đi và chết. Phần vỏ chết ấy khiến cho vỏ cây nom xù xì. Có phần vỏ khô bị nứt nẻ và rụng khi một mầm từ thân cây nhú ra và lớn lên. Vỏ cây đã được con người sử dụng vào rất nhiều công việc. Vỏ cây sồi đã trở thành món hàng kinh doanh lớn: đó là “lie” tức là nút bần làm nút chai... Vỏ cây "độc cần” (hemlock) được dùng để thuộc da. Những gia vị như qué chính là vỏ một thứ cây mọc ở Ấn Độ, Mã Lai.
Thuốc kỷ ninh được chế ra từ vỏ cây “cinchona”. Người ta cũng chiết ra từ vỏ của nhiều loại cây để chế ra nhiều loại hương liệu, dược liệu.
3. Tại sao có hiện tượng cát lún?
Bạn đã nghe nói “chết chìm trong cát” hoặc “bị cát nuốt chửng” bao giờ chưa? Chắc bạn cho rằng đó là kiểu nói của thi ca, mang tính biểu tượng chứ thực tế làm gì có. Không, đó là một hiện tượng tự nhiên và có thật. Từ hàng bao thế kỷ nay, người ta đã kinh khiếp hiện tượng này và con người ta tin rằng có một sức lực ma quái ở dưới cát đã hút, kéo nạn nhân xuống để cát vùi lấp đi. Một người đang đứng trên cát thấy mình từ từ lún dần xuống cho đến khi mất hút dưới cát. Nếu không hiểu rõ nguyên nhân thì tưởng đó là hiện tượng ma quái, thần bí. Thật ra, hiện tượng cát lún không có sức hút mạnh như người ta từng thêu dệt.
Có người dám cả quyết là cát đã “nuốt chửng” cả một chiếc xe jeep. Nói thế là phóng đại. Nếu hiểu nguyên nhân hiện tượng cát lún và biết cách đối phó thì chẳng có gì nguy hiểm lắm đâu.
Hiện tượng cát lún là gì? Đó là những “thảm” cát nhẹ, xốp có lẫn nước. Chỗ cát lún nom không khác gì chỗ cát không lún ngay kế cận đó. Chỉ khác một điều duy nhất là chỗ cát lún không chịu được một vật gì nặng đè lên nó. Hiện tượng cát lún thường xảy ra ở cửa sông lớn hay trên bờ biển mà bên dưới là một lớp đất sét. Nước bị ứ đọng trong cát vì lớp đất sét ở dưới giữ không cho nước thấm xuống. Nước này do nhiều nguồn đổ đến, từ một dòng sông hoặc từ những hồ, ao chẳng hạn. Nhìn thật kỹ ta sẽ thấy những hạt cát chỗ cát lún khác với những hạt cát ở chỗ khác ở điểm chúng “tròn” hơn, ít góc cạnh hơn. Nước thấm vào giữa khe các hạt cát làm cho chúng cách xa nhau ra đồng thời nâng chúng lên và làm cho chúng cứ như muốn chồm lên nhau. Chính hiện tượng bị nâng lên và chồm lên nhau đó khiến cho cát lún không chịu được sức nặng đè lên chúng.
Có những chỗ có hiện tượng như là cát lún mà không phải do cát. Nó có thể do bất cứ loại đất xốp hay cát pha lẫn bùn hoặc do một thứ bùn sỏi nào đó gây ra. Vì thế, khi đứng trên những chỗ này, người ta sẽ không bị cát hút rồi nuốt chửng được đâu.
4. Tại sao nhiệt độ trong ruột Trái Đất lại cao?
Bề mặt Trái Đất được bao bọc bằng một cái vỏ bằng đá, dày chừng vài ba chục ki-lô-mét. Đi sâu thêm khoảng 20m trong lòng đất thì nhiệt độ sẽ tăng lên 1°C. Nếu đào sâu xuống trong lòng đất khoảng 3,5km thì nhiệt độ ở đó đủ để làm sôi nước. Nếu đào sâu nữa, ví dụ, đến độ sâu | khoảng 45km thì nhiệt độ khoảng 1.250°C. Ở nhiệt độ này, đá xanh cũng bắt đầu nóng chảy. Các nhà khoa học cho răng ở lõi Trái Đất, nhiệt độ lên tới 6,000°C.
Vỏ Trái Đất gồm hai lớp. Lớp trên tạo nên lục địa (kể cả phần đáy biển) và chất liệu cấu tạo nói chung là đá granite.
Dưới lớp đá granite này là lớp đá đen rất cứng gọi là đá “ba-dan”. Lớp đá này làm nền nâng đỡ cả lục địa lẫn đáy đại dương. Trong lòng Trái Đất người ta cho rằng đó là trái cầu vĩ đại làm bằng sắt nóng chảy. Trái cầu này có bán kính vào khoảng 6.500km.
Tại sao ruột Trái Đất lại có tình trạng như vậy? Theo hầu hết các thuyết khoa học thì Mặt Trời và Trái Đất trước kia có mối quan hệ nào đó. Cũng theo hầu hết các thuyết khoa học thì Trái Đất có thời là một khối khí nóng bỏng quay cuồng, lỏng rồi đặc dần dần và bắt đầu quay đều đặn quanh Mặt Trời.
Thời gian trôi đi, các khối khí ấy nguội dần và khối lượng kia từ từ thu nhỏ kích thước (vì nó trở nên đặc dần nên giảm thể tích). Khi quay như vậy, khối khí ấy dần dần có dạng khối cầu. Nhưng nó vẫn nóng đỏ và quay theo quỹ đạo này vì sức hút của Mặt Trời.
Trái Đất từ từ nguội đi, vỏ của nó tạo nên bề Đất. Không ai biết chắc cần thời gian là bao lâu để vỏ Trái Đất hình thành. Nhưng ở phía dưới lớp vỏ thì ruột địa cầu vẫn còn nóng và đến ngày nay vẫn vậy.