TOP 10 LỜI KHUYÊN GIÚP TĂNG TÍNH HIỆU QUẢ CHO PHẦN HÌNH ẢNH CỦA BẠN TRONG QUẢNG CÁO

Phần hình ảnh nhiều lúc là yếu tố duy nhất mà người tiêu dùng nhớ đến trong quảng cáo của bạn. Hình ảnh mang vai trò trọng yếu trong chính trị, thể thao và cả tiếp thị. Đây là một điều đã được minh chứng: những hình ảnh quảng cáo được tạo bởi các bàn tay khéo léo có thể là những công cụ có sức thuyết phục và có ảnh hưởng vô cùng lớn. Các nghiên cứu cho thấy những mẩu quảng cáo có nhiều hình ảnh được các độc giả nhớ đến nhiều hơn những mẫu quảng cáo thiên về phần chữ đến 41%.

Hãy giao tiếp bằng ngôn ngữ hình ảnh để lôi kéo sự chú ý vào mẩu quảng cáo của bạn. Nếu bạn có năm giờ để chuẩn bị một mẫu quảng cáo, hãy dành bốn giờ cho việc lựa chọn hình ảnh. Từ những lời nói trên cho thấy việc giao tiếp bằng hình ảnh rất quan trọng.

Sau đây là 10 lời khuyên giúp tăng tính hiệu quả cho phân hình ảnh của bạn.

1. Trưng bày hình ảnh sản phẩm.

Bất cứ khi nào có thể, hãy đặt sản phẩm của bạn vào tiêu điểm cho phần hình ảnh. Trong cuốn sách Những phương pháp quảng cáo thử nghiệm (Tested Advertising Methods), John Caples đã ghi nhận rằng những kiểu hình ảnh khác cũng có thể mang lại hiệu quả như:

“1) Hình ảnh của sản phẩm;
  2) Hình ảnh của sản phẩm khi sản phẩm đang được sử dụng;
  3) Hình ảnh của những người đang sử dụng sản phẩm;
  4) Hình ảnh thể hiện những lợi ích khi sử dụng sản phẩm”.

Khi tung sản phẩm ra thị trường, mục đích chính của quảng cáo là tăng độ nhận biết của công chúng đối với sản phẩm đó. Do đó, ban phải giới thiệu bao bì sản phẩm trong phản hình ảnh quảng cáo.

2. Mang nhân tố con người vào phần hình ảnh

2.1 Tạo sự đồng cảm trong hình ảnh giúp thu hút nhiều người xem

Quảng cáo thể hiện hình ảnh của người đang sử dụng sản phẩm của bạn sẽ làm tăng tính hiệu quả của nó. Thường thì những quảng cáo có chứa hình ảnh của con người thu hút sự chú ý cũng như giúp nhớ lâu hơn những quảng cáo khác đến hai lần.

Các khuôn mặt có thể thu hút đa số người xem. Chuyên gia nghiên cứu quảng cáo Pierre Martineau giải thích cho sự mê hoặc này: “Xác định sự đồng cảm là một phương pháp vô cùng quan trọng trong việc thuyết phục và truyền đạt trong quảng cáo. Nếu người xem hay người đọc có thể nhận thấy bản thân minh giống với người đang sử dụng sản phẩm, nếu anh ta có thể nhìn thấy bản thân mình trong một hoàn cảnh tương tự thì cảm giác của anh ta sẽ được đánh thức và quá trình này sẽ dẫn đến khả năng thuyết phục và sự tin tưởng.
1) Người được chọn phải là một người giống ta hay giống chúng ta, để ta có thể nhìn thấy bản thân mình trong hoàn cảnh tương tự.
2) Một người ta ngưỡng mộ hay mong ước được trở thành.

Không có nó toàn bộ gánh nặng sẽ đè lên vai người mua hàng để họ tự tưởng tượng ra vai trò của sản phẩm trong cuộc sống của họ mà không có sự trọ giúp nào ca".

Khá kỳ lạ, nam giới và nữ giới thưởng có khuynh hưởng chú ý nhiều hơn tới hình ảnh của những người cùng giới. Điển hình, số lượng phụ nữ nhìn vào hình có phụ nữ nhiều hơn nam giới đến 33%. Mặt khác, nam giới nhìn vào các hình ảnh có nam giới nhiều hơn phụ nữ đến 50%.

*  TRA CỨU NHANH HÌNH ẢNH MANG ĐẾN SỰ ĐỒNG CẢM

Từ “đóng cảm” trở nên rất thịnh hành trong giới quảng cáo, vào đầu những năm 1950. Stephen Baker cho biết một hình ảnh mang lại hiệu quả cao là hình ảnh có khả năng ảnh hưởng một cách đơn lẻ đến bản thân mỗi người. Ông đã đưa ra sáu công thức để chế biến một hình ảnh có khả năng đem lại sự đồng cảm như sau:

1. Hình ảnh thể hiện một hoạt động quen thuộc với người xem hay hoạt động mà họ có thể nhận biết.

2. Người đọc có thể nhận dạng những người đóng quảng cáo: có bề ngoài thân thiện và thường là những người trẻ tuổi.

3. Quảng cáo không được gọi lên những tình huống khó chịu.

4. Không có sự trái ngược giữa những gì được thể hiện trong quảng cáo với những gì thuộc về sự nhạy cảm đạo đức của người đọc.

5. Quảng cáo không nên tạo ra một nỗ lực quá phức tạp, khó khăn và dông dài.

6. Quảng cáo phải hứa hẹn rằng sản phẩm hay dịch vụ của quảng cáo đó sẽ hoàn thành được ước vọng của người đọc.

7. Quảng cáo mô tả những nhân vật anh hùng mà người xem luôn luôn mơ ước được giống họ.

2.2 Sử dụng hình ảnh người trẻ tuổi trong quảng cáo thường được nhiều người quan tâm.

    Nghiên cứu trong lĩnh vực quảng cáo cho thấy rằng nhiều người thích xem những quảng cao có mặt những người trẻ trung hơn là những người lớn tuổi. Hơn nữa, con người thường thích nhìn những người cùng giỏi lớn tuổi hơn họ hay những người khác giới trẻ tuổi hơn họ.

    Nếu thông điệp trong quảng cáo của bạn nhằm tới trẻ em, tránh sử dụng hình ảnh quá trẻ con. Sử dụng các nhân vật lớn hơn một vài tuổi (hai hoặc ba tuổi) so với đối tượng quảng cáo. Nếu bạn không chắc nên sử dụng hình ảnh bé trai hay bé gái, McCollum/Spielman khuyên rằng các bé trai thường mang đến hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, nếu sản phẩm của bạn nhằm đến những người lớn tuổi hơn, hãy chọn lựa những người trẻ hơn từ 10 đến 15 tuổi so với đối tượng quảng cáo. Nghiên cứu cho thấy đa số người lớn tuổi sẽ tiếp nhận dễ dàng hơn khi quảng cáo làm cho họ suy nghĩ hay cảm giác trẻ hơn tuổi thật của họ, do đó việc tránh sự rập khuôn là một y kiến hay. Cho những khách hàng lớn tuổi nhìn thấy cảnh chạy bộ, làm vườn hơn là nấu ăn hay đan thêu.

2.3 Tăng hiệu quả quảng cáo bằng việc sử dụng hình ảnh quảng cáo đúng đối tượng.

Tại sao sự xuất hiện của các dân tộc thiểu số trong các quảng cáo lại rất hiếm (chỉ có 9% theo kết quả nghiên cứu của Đại học Amherst năm 1980)? Liệu điều này có nói lên rằng những người làm nghề quảng cáo là những người phân biệt chủng tộc, hay thậm chí các công ty từ chối giao một số vị trí nào đó cho những người mà ta dễ dàng nhận ra là thuộc nhóm dân tộc thiểu số

Chỉ một vài công ty có những chiến dịch quảng cáo lớn, như Benetton, tham gia vào việc tìm hiểu vấn đề về quan hệ chủng tộc. Khi mối quan hệ của các nước trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh đã được cải thiện, Benetton là hãng đầu tiên đưa ra hình ảnh một đứa bé “Người Nga” và một đứa bé “Người Mỹ” trong cùng một quảng cáo. Sự tương phản về hình ảnh khi đặt một người Do Thái và một người Palestine bên cạnh nhau mang đến một triển vọng cho hai quốc gia khác nhau.

Các chuyên gia quảng cáo từ lâu đã nhận thức rằng hành vi khách hàng là một hàm số văn hóa mà ta có thể tổng kết bao gồm những giá trị đặc trưng, các tiêu chuẩn và ngôn ngữ. Khi định hướng quảng cáo của bạn đến các đặc trưng văn hóa riêng biệt sẽ giúp bạn tăng doanh thu và lợi nhuận. Sử dụng hình ảnh của những đối tượng mà bạn có thể dễ dàng nhận diện thuộc các nhóm thiểu số nào đó có thể giúp bạn tăng hiệu quả nhận diện về văn hóa. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng người da trắng phản ứng một cách thiện chí hơn khi thấy người da trắng có mặt trong quảng cáo, trong khi người da đen lại có thái độ tích cực hơn khi thấy người da đen.

Tuy nhiên, có một vài trường hợp các ngôi sao có khả năng vượt qua mọi rào cản văn hóa. Đó là trường hợp của Bill Cosby (Jell-O), Ray Charles (Pepsi-Cola) và Magic Johnson (Gatorade).

Nhưng không phải vì hình ảnh trong mẩu quảng cáo của bạn đem lại hiệu quả tốt trong một thị trường nào đó thì nó vẫn có thể đem lại hiệu quả khả quan trong thị trường khác. Cách đây vài năm, một quảng cáo trên truyền hình của Diet Coke chiếu cảnh quay hẻm núi lớn Grand Canyon và những hình ảnh đặc trưng của Mỹ. Người tiêu dùng ở Pháp cảm thấy rằng những hình ảnh này quá “Mỹ”. Các nhà quảng cáo quyết định phải bỏ bớt một số hình ảnh và thêm các hình ảnh khác vào.

Vận động viên bóng bầu dục nổi tiếng của Úc, Jacko, đã giúp Eveready tăng nhanh doanh thu bán pin của hãng. Chiến dịch này lại hoàn toàn sụp đổ ở Mỹ vì người tiêu dùng nghĩ rằng hình ảnh của Jacko quá hung hãng.

3. Sử dụng hình chụp

Nếu chất lượng in ấn của bạn thích hợp, tôi đề nghị các bạn nên sử dụng hình chụp thay cho hình vẽ. Jane Mass và Kenneth Roman đã viết “Trung bình, các quảng cáo được minh họa bằng hình chụp được độc giả nhỏ đến nhiều hơn các quảng cáo minh họa bằng hình vẽ đến 26% . Tuy nhiên, các bạn nên dùng hình vẽ trong những trường hợp sau:

• Để tạo ra cảm giác về một môi trường sống kỳ lạ.

• Để biểu lộ cảm xúc hay nét mặt.

• Nếu thông điệp của bạn nhắm đến những khách hàng trẻ tuổi và bạn muốn sử dụng yếu tố hài hước.

Dù cho yếu tố hình ảnh trong quảng cáo của bạn là hình chụp hay hình vẽ, nó phải được thể hiện một cách hợp lý. Trong mê lộ thông tin như hiện nay, người ta có khuynh hướng xem lướt qua từ hình này sang hình khác.

4. Sử dụng nhân vật hư cấu

Sử dụng hình ảnh các nhân vật hay con vật để thể hiện một sản phẩm cụ thể nào đó rõ ràng có thể đạt kết quả cao hơn mức trung bình. Claude Hopkins đã nói rằng “Bằng cách làm cho nhân vật mà bạn tạo ra nổi tiếng, bạn cũng đã làm cho sản phẩm mà nhân vật ấy thể hiện nổi tiếng theo. Mọi người không thích thú với các tổ chức hay tập đoàn. Họ thích yếu tố con người và những thành tựu mà con người đó đạt được”.

Những nhân vật hư cấu đã mang đến thành công cho rất nhiều sản phẩm trong thế giới quảng cáo. Gồm có anh lính Pillsbury, chàng cao bồi Marlboro, chủ hổ Tony, ông Clean, anh chàng Glad, dì Jemima, Betty Crocker, anh thợ Maytag, người khổng lồ Jolly Green và còn rất nhiều nữa.

Những nhân vật này vô cùng hiệu quả. Trong cuộc bỏ phiếu được thực hiện năm 1985, 93% phụ nữ hay đi mua sắm ở Mỹ có thể nhớ tên ông hói đầu Clean, người có thể lau rửa phòng bếp “sáng chói” trong khi đó chỉ có 56% có thể nhận dạng được Phó Tổng thống George Bush cha.

Ronald McDonald là một trong những nhân vật hư cấu nổi tiếng nhất thế giới. Anh hề nổi tiếng này đã tạo ra được ấn tượng sâu sắc đầu tiên ở Washington vào năm 1963. Đến giữa thập niên 1960, McDonald đã đầu tư một phần đáng kể trong ngân sách quảng cáo của họ cho nhân vật Ronald McDonald. Đôi lúc, công ty này ấp ủ ý tưởng biến Ronald thành một anh cao bồi, và sau đó là một phi hành gia để tượng trưng cho tương lai. Tuy nhiên, một quyết định đã được thông qua để giữ nguyên nhân vật Ronald như một chú hề và để duy trì nhóm khách hàng trẻ tuổi của công ty. 96% trẻ em Mỹ có thể nhận diện được khuôn mặt của Ronald và anh chàng này đã bản phẩm Big Macs với hơn 25 ngôn ngữ khác nhau. Sán

Những kết quả khảo sát của phòng nghiên cứu của công ly McDonald đã chỉ ra rằng một đứa trẻ càng thích hình tượng chủ hệ Ronald McDonald bao nhiêu thì đứa bé ấy cũng sẽ thích nhà hàng McDonald bấy nhiêu.

Gần đây, nhân vật Joe Camel của hãng Camel đã tạo ra sự thành công to lớn khi biến nhãn hiệu thuốc lá cổ điển trở thành một nhãn hiệu hấp dẫn hơn với dân hút thuốc ngày nay. Nhưng Joe Camel cũng bị chỉ trích từ phía những người đứng đầu ngành quân y Mỹ và Hiệp hội Y khoa Mỹ, cả hai tổ chức trên đều nói rằng những nghiên cứu của họ cho thấy nhân vật hoạt hình này đã khuyến khích thanh niên hút thuốc nhiều hơn. Hình tượng nhân vật Joe Camel đầu tiên được vẽ ra vào năm 1974 bởi một nhà chuyên vẽ tranh minh họa người Anh sử dụng cho chiến dịch quảng cáo của Camel ở Pháp, và xâm nhập vào thị trường Mỹ năm 1987 trong quảng cáo kỷ niệm 75 năm thành lập của hãng thuốc lá Camel.

Ông già Herb là một trong những ngoại lệ vì không mang đến thành công khi ra mắt thị trường. Vào năm 1986, Burger King đã tạo ra nhân vật nhiều phiên toái với cặp kính to tên Herb và tung ra trong chiến dịch quảng cáo trị giá 40 triệu đô la nhưng đã gặp thất bại. Nguyên nhân là vì khách hàng liên tưởng hình ảnh của ông lão Herb già nua hay cáu gắt chính là hình ảnh tượng trưng cho khách hàng của Burger King.

10 BIỂU TƯỢNG QUẢNG CÁO HAY NHẤT

1. Anh chàng Marlboro của nhãn thuốc lá Marlboro

2. Ronald McDonald của hệ thống nhà hàng McDonald

3. Người khổng lồ Green của hiệu rau quả Green Giant 4. Betty Crocker của hiệu thức ăn Betty Crocker

5. Thỏ Energizer của nhãn pin Eveready Energizer

6. Anh lính Pillsbury của nhãn thức ăn Assorted Pillsbury

7. Dì Jemima của hiệu si rô và bột bánh kếp pha sẵn Jemima 8. Anh chàng Michelin của nhãn hiệu vỏ xe hơi Michelin

9. Chú hổ Tony của sản phẩm điểm tâm dùng chung với sữa Kellogg

10. Chú bò Elsie của những chế phẩm từ sữa Borden.

5. Sử dụng hình ảnh nhân vật nhìn trực diện

Trước khi quyết định tư thế của nhân vật trong quảng cáo của bạn, bạn phải nhận thức được rằng mỗi lựa chọn đều mang ý nghĩa riêng của nó.

Georges Peninou chỉ ra sự khác biệt giữa các cách thể hiện nhân vật như sau: trực diện, nửa mặt và ba phần tư.

• Trực diện: Nhân vật nói, trò chuyện hay mời gọi. Anh ta hay có ta sẽ lôi cuốn được khán giả ngay lập tức. Nhân vật với tư thế nhìn trực diện là phương pháp hiệu quả nhất để thu hút được sự chú ý.

• Nửa mặt: Người xem trở thành khán giả của một sự kiện đang xảy ra ngay trước mắt mình.

Ba phản tư: Hình ảnh này thể hiện mọi sắc thái tâm lý của nhân vật. Nhân vật này tồn tại trong một thế giới bí ẩn, quyến rũ, thế giới của những người quá chú ý đến sắc đẹp riêng, thế giới của nội tâm, tự sự, mơ mộng, hoài nghi và mong manh, cũng như thế giới của sự nhận thức và hiểu biết.
Các quảng cáo sữa ở Mỹ trong nhiều năm qua đã sử dụng những hình ảnh được chụp trực diện rất đơn giản và ấn tượng của các ngôi sao trong nhiều lĩnh vực từ âm nhạc, thể thao, phim ảnh với bộ “ria mép” dính sữa

6. Gợi lên sự chuyển động

Tạo ra cảm giác chuyển động trong phần minh họa của bạn. Những vật thể chuyển động thu hút nhiều sự chú ý của người xem hơn là những vật thể tĩnh.

Dường như một bức hình chụp chỉ có thể bắt được khoảnh khắc của một chuyển động hơn là việc có thể mô tả sinh động chuyển động ấy. Nhưng bạn có thể làm được chuyện đó với sự trợ giúp của ba phương pháp sau đây:

• Sử dụng một chuỗi hình ảnh, mỗi hình ảnh minh họa cho những khoảnh khắc chính xảy ra trong một hành động.

• Làm mờ một phần hình ảnh để thể hiện sự chuyển động của vật thể hay của máy ảnh. Bạn có thể làm mờ phần hình nền và nhấn mạnh cận cảnh vào phần phía trước hoặc ngược lại.

• Chụp một bức hình vào ngay khoảnh khắc chính của hành động để giúp người xem có thể nhìn thấy và tự suy diễn hay phát triển ra trong đầu họ.

Theo bản năng, con người sẽ chú ý đến những vật thể đang chuyển động. Mắt của chúng ta sẽ vô tình bị hấp dẫn bởi hành động đó giống như một con bướm đêm bị hấp dẫn bởi ánh sáng.

7. Sử dụng hình ảnh có kích cỡ thông thường

Con người có khuynh hướng nhìn vào những vật thể có đường nét hình học rõ ràng. Nghiên cứu cho thấy những bức ảnh hình chữ nhật dễ dàng thu hút sự chú ý hơn là những bức ảnh có hình dáng lạ thường. Những bức ảnh hình chữ nhật cũng được xem là đáng tin cậy hơn.

Nhiều nghiên cứu cũng đã nêu ra rằng con người từ chối nhìn nhận môi trường xung quanh trong trạng thái hỗn loạn. Chúng ta luôn luôn tìm kiếm những hình thể quen thuộc và có đường nét hình học đơn giản như hình tam giác, hình vuông và hình tròn.

8. Bố cục hình chặt chẽ

Bố cục hình giúp bạn làm nổi bật một số chi tiết nào đó trong phần hình ảnh. Có bảy cách để bố cục một bức hình:

  • Chụp xa: Bao gồm chụp một khung cảnh rộng lớn như một sa mạc hay một khu vực nào đó nơi một hay nhiều người xuất hiện một cách nhỏ bé trong tỷ lệ của bức hình.
  • Chụp từ khoảng cách xa vừa: Đặt nhân vật của bạn vào một khung cảnh thích hợp và như vậy sẽ làm cho nhân vật của bạn nổi bật so với khung cảnh giới hạn (căn phòng, một bức tường trong một căn nhà nhỏ, v.v.)
  • Chụp từ khoảng cách trung bình: Thể hiện nhân vật của bạn từ đầu đến chân để làm nổi bật ngôn ngữ hình thể chung của nhân vật đó.
  • Chụp từ khoảng cách trung bình cận cảnh: Chụp cận cảnh nhân vật của bạn, giúp cho người xem hiểu rõ hơn về những hoạt động của nhân vật đó.
  • Chụp tương đối cận cảnh: Chụp từ đầu đến vai của một hay hai nhân vật. Một cách khác là chụp từ đầu đến thắt lưng của nhân vật.
  • Chụp cận cảnh: Thu hút sự chú ý của người xem vào khuôn mặt của nhân vật.
  • Chụp siêu cận cảnh: Mô tả các chi tiết. Với bố cục chặt chẽ, bạn đã loại trừ những chi tiết không phù hợp hay mâu thuẫn với thông điệp mà bạn muốn chuyển tải, và từ đó sẽ tăng khả năng truyền đạt tới người xem.

Starch đã ghi nhận rằng các quảng cáo được đánh giá cao nhất thường sử dụng những yếu tố tương phản. Ví dụ cho phương pháp này là mẫu quảng cáo của hãng chuyển phát nhanh American Express đã sử dụng hình ảnh cầu thủ đua ngựa Willie Shoemaker nhỏ bé bên anh chàng cầu thủ bóng rổ Wilt Chamberlain to lớn.

9. Đừng để người xem bị lạc hướng

Giữ cho mẩu quảng cáo của bạn thật đơn giản. Luôn chắc chắn rằng hình ảnh phải lặp lại chính xác thông điệp với phần chữ. Nếu bạn viết “Loại bia này giúp bạn sảng khoái” thì bạn chắc chắn phải chụp hình ảnh một chai bia lạnh. Sự lặp lại này giúp người xem nhận biết và ghi nhớ sản phẩm dễ dàng hơn.

Một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi công ty Ogilvy & Mather cho biết một phần ba các quảng cáo không được hiểu một cách đúng đắn và rõ ràng. Hơn 40% số người được nghiên cứu đã nghĩ rằng quảng cáo của hãng rượu Cointreau là quảng cáo sữa tắm. Một trường hợp tệ hơn là 45% khách hàng cảm thấy rằng quảng cáo của một ngân hàng thật ra là quảng cáo để bản và li.

Sau cuộc tấn công thảm khốc ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở Mỹ, Kmart đã sử dụng một hình ảnh rất đơn giản nhưng lại có thể khơi dậy trí tưởng tượng và hoàn toàn dễ hiểu đối với người xem. Đó là hình ảnh lá cờ Mỹ được in nguyên trang màu trên báo New York Times và báo Washington Post. Trong quảng cáo đó còn có viết: “Hãy cắt trang báo này ra. Dán lên cửa sổ. Ung hộ hòa bình”. Logo và tên tuổi Kmart xuất hiện nhỏ nhắn phía dưới bên trái của mẫu quảng cáo. Hàng ngàn người New York đã dán quảng cáo này lên cửa sổ của họ.

10. Tính độc đáo và mới lạ

Dù gì đi nữa, quảng cáo luôn có mặt ở khắp mọi nơi. Để thu hút được sự chú ý trong một môi trường quảng cáo như hiện nay, ban phải đánh trúng đích. Năm 1968, Giáo sư Augustine Bauer - Khoa Kinh doanh Đại học Harvard - và Giáo sư Stephen A. Greyser - Khoa Marketing Đại học Strathclyde - ước tính rằng người tiêu dùng ở khu vực Bắc Mỹ nhìn thấy hàng trăm quảng cáo mỗi ngày. Hai mươi lăm năm sau, Regis McKenna - chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Tập đoàn tư vấn McKenna — đã nói rằng hằng ngày có tới 3.000 quảng cáo được phơi bày ra trước mắt mọi người. Vì vậy, tạo ra một quảng cáo thu hút trở thành một nhiệm vụ rất nặng nề đối với các chuyên gia quảng cáo.

Adman William Bernbach đã từng nói: “Tại sao người ta phải nhìn vào quảng cáo của bạn? Người xem không mua tạp chỉ hay bật radio và ti-vi lên để nhìn thấy hay để nghe những gì bạn muốn nói... Nếu bạn luôn luôn nói đến những điều đúng đắn hay họ trong thế giới này mà chẳng ai muốn đọc thì liệu điều đó phỏng có lợi ích gì? Hãy tin tôi đi, sẽ không có ai muốn đọc đến những thông điệp không được trình bày một cách mới mẻ, độc đáo và sáng tạo... nếu chúng không khác biệt”.

Đa số các nhà viết quảng cáo thường nghĩ ra được những ý tưởng độc đáo bằng những buổi họp kích thích ý tưởng – động não. Phương pháp này, được nghĩ ra đầu tiên bởi Alex F. Osborn, đã tạo ra rất nhiều ý tưởng. Nó được dựa trên một ý tưởng rất đơn giản là việc hoạt động theo nhóm sẽ dẫn đến sự cạnh tranh. Hoạt động này cũng giúp cho những thành viên tham gia nghĩ ra được nhiều ý tưởng hơn, đặc biệt là khi vấn đề được đưa ra một cách đơn giản và cụ thể.

Các buổi họp kích thích ý tưởng này phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản. Đầu tiên, các thành viên tham gia không được phê bình ý tưởng của các thành viên khác. Mục đích là tìm ra được càng nhiều ý tưởng càng tốt, những ý tưởng hoàn toàn tự do và bay bổng theo trí tưởng tượng hay sự sáng tạo của từng người. Tuy nhiên chúng cần phải được liên kết để có thể tiếp tục sản sinh ra các ý tưởng khác. Động não theo định nghĩa này là một hoạt động tập thể.

Thách thức cho những nhà thiết kế quảng cáo thậm chí còn khó khăn hơn nhiều. Họ phải thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng và giúp mọi người hiểu ra được những ý tưởng đó. Và đây hoàn toàn không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.

XSPIN - Phần mềm quay số thời đại 4.0

  • Phần mềm quay số phổ biến và công bằng nhất
  • Tại sao bạn không thử sự khác biệt ?
Chuyên mục: Bài viết khác