Top Những Câu Hỏi Tại Sao Mà Bé Hay Hỏi

Tại sao không thể nhìn thấy các ngôi sao vào ban ngày?

Trên bầu trời luôn luôn có sao ban ngày lẫn sao ban đêm. Ban ngày, bầu trời xanh sáng nên át cả ánh sáng của sao. Trong không gian và trên Mặt Trăng không có không khí, ta có thể thấy sao bên cạnh Mặt Trời, vì ở đó bầu trời tối đen ngay cả vào lúc ban ngày. Qua kính thiên văn, ban ngày, ta vẫn có thể thấy các sao sáng nhất. Có những thời kỳ ta có thể thấy các sao như là Sao Kim trên trời bằng mắt thường ngay khi Mặt Trời chưa lặn. Những lúc ấy, trời phải thật trong và người quan sát phải biết tìm sao ở hướng nào. Khi Sao Kim, Sao Mộc và Sao Hỏa có thể nhìn thấy được vào buổi sáng sớm, và đó là lúc có thể quan sát chúng lâu hơn trước khi Mặt Trời mọc. Ống nhòm cũng có thể giúp ta quan sát rõ hơn.

Tại sao các ngôi sao lại lấp lánh?

Trong không gian, các sao không lấp lánh. Nhưng khi chúng đi xuyên qua khí quyển Trái Đất, ánh sáng của chúng như bị đứt ra từng đoạn gây ra bởi những chuyển động của các lớp không khí lạnh và nóng ở trên cao. Chính hiện tượng này đã làm cho hình ảnh của cây cối ở xa rung lên trên con đường nắng nóng.

Các nhà thiên văn gọi hiện tượng này là “nhiễu loạn”. Trong kính thiên văn, thay vì một điểm sáng, ta lại thấy một chớp sáng liên tục biến loạn này đã làm mờ đi các chi tiết rất nhỏ mà ta có thể thấy được ở Mặt Trăng và các hành tinh. Khi đường kính của kính thiên văn vượt quá một độ lớn nào đó, chúng sẽ không cho ta thấy rõ chi tiết nữa. Các loại kính này chỉ giúp tìm thấy những ánh sáng yếu ớt của các dải thiện hà xa xôi.

Tại sao sao này lại sáng hơn sao kia?

Vì hai lý do. Thứ nhất là cũng giống như các bóng đèn, có cái công suất lớn có cái công suất nhỏ. Thứ hai là khoảng cách từ các ngôi sao đến Trái Đất lại khác nhau. Sao gần có vẻ sáng hơn sao xa. Theo các nhà thiên văn, sức chói của sao gọi là “độ sáng”. Phải phân biệt độ sáng biểu kiến (độ sáng ta thấy ở trên trời) và độ sáng tuyệt đối (độ sáng mà sao có, khi tất cả được xếp ở cùng một cự ly 33 năm ánh sáng). Độ sáng biểu kiến của sao sáng nhất là bằng 0, và của sao yếu nhất có thể thấy bằng mắt thường là bằng 6.

Tại sao hình dạng của dải Ngân Hà không đều?

Dải Ngân Hà nằm ở trung tâm thiên hà của chúng ta. Do vậy ta thấy nó rất dày đặc, vì có rất nhiều sao nằm cùng mặt phẳng với tầm nhìn của chúng ta. Tuy nhiên, có nơi nhiều sao, có nơi ít, chưa kể có nơi có quá nhiều đám mây bụi và khí (tinh vân) che mất tầm nhìn của chúng ta. Mặt Trời nằm khá xa trung tâm thiên hà, cách đó khoảng 30.000 năm ánh sáng, nghĩa là khoảng 300 tỉ cây số. Trung tâm ấy nằm ở chòm Sao Nhân Mã. Ở hướng ngược lại, có ít sao hơn. Dải Ngân Hà nằm trong chòm Sao Thiên Nga (Cygne) là nơi có hình dạng không đều nhất. Nơi đây còn có những tinh vân mờ tối xen lẫn với rất nhiều sao sáng. Tại sao từ không gian nhìn xuống, Trái Đất có màu xanh?

Bởi vì hành tinh chúng ta đa phần được bao phủ bởi các đại dương. Bầu khí quyển cũng đóng góp vào bằng cách bao trùm lên Trái Đất một thứ sương mù xanh xanh.

Đại dương bao phủ gần 3/4 diện tích Trái Đất. Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng và ánh sáng là một hỗn hợp nhiều màu. Nước và bụi trong không khí hấp thu các tia màu đỏ (có tần sóng dài) và phản chiếu các tia màu xanh (có tần sóng ngắn). Vì vậy Trái Đất có màu xanh.

Tại sao kim la bàn chỉ về hướng Bắc?

Trái Đất có tác dụng như khối nam châm khổng lồ mà hai đầu tương ứng với hai cực Bắc và Nam. Vì kim la bàn được nhiễm từ, nên bị từ trường của Trái Đất hút và do vậy, chỉ về hướng Bắc. Khi quay, Trái Đất sinh ra một từ trường cực mạnh. Thực ra cực địa lý và cực từ không trùng hằn vào nhau. Cực từ lại cũng không cố định mà di chuyển chầm chậm, vẽ nên một đường xoắn chung quanh cực địa lý. Ngoài ra, có lúc hai cực từ Bắc và Nam còn thay đổi chiều với nhau. Lúc ấy kim la bàn sẽ chỉ về hướng Nam. Lần xảy ra gần đây nhất là cách đây 700.000 năm.

Tại sao Mặt Trời mọc ở hướng Đông?

Trái Đất quay chung quanh trục của nó từ Tây sang Đông. Khi ta ở trong vùng sáng, tương ứng với phía Mặt Trời chiếu, ta thấy Mặt Trời ở chân trời phía Đông. Có thể dùng một quả địa cầu và một đèn pin để diễn tả những gì xảy ra. Đèn pin chiếu sáng tương ứng với ánh sáng Mặt Trời, gắn một người bằng nhựa lên quả địa cầu, ta thấy nó lần lượt ở trong vùng tối rồi vùng sáng, khi quay quả địa cầu. Ta cũng thấy rõ khi nó vào trong vùng sáng, nguồn sáng nằm ở hướng Đông. Khi ở trong vùng tối, nguồn sáng phía Tây là hướng Mặt Trời lặn.

Tại sao hóa thạch lại quan trọng đối với nhà địa chất?

Sau khi chết, nhiều xác cây cối và động vật bị chôn vùi và được bảo quản trong đất: đó là những hóa thạch. Hóa thạch của cùng một loài giúp nhà địa chất biết được tuổi của những lớp đất đá. Việc khảo sát các hóa thạch cũng giúp biết được những điều kiện sống trên Trái Đất vào thời gian chúng sống. Những hóa thạch giống nhau được tìm thấy ở hai lục địa khác nhau là những di cốt quý giá về sự trôi dạt của các lục địa. Người ta đã phát hiện ở vùng mũi Brazil, có những loại động và thực vật sinh sống giống như ở bờ biển Vịnh Guinea. Đó là bằng chứng cho biết trước đây Nam Mỹ đã nằm gọn trong lục địa châu Phi. Chỉ sau này, hai lục địa mới tách xa nhau.

Có phải luôn luôn có hóa thạch trong đó không?

Có những loại đá quá cổ nên không chứa hóa thạch, vì lúc đá hình thành, chưa có sự sống trên mặt đất. Có những loại đá khác không chứa hóa thạch bởi vì khi hình thành chúng lại quá nóng.

Có ba nhóm đá lớn: đá lửa, trầm tích và biến tính. Đá lửa (như huyền vũ, hoa cương) lúc hình thành rất nóng và sau đó nguội đi. Sự sống không thể nào hiện diện trong loại đá này. Đá trầm tích (như sa thạch, đá vôi) hình thành từ những vật liệu tích tụ trong nước và trên mặt đất. Đá chứa nhiều hóa thạch. Đá biến tính (như cẩm thạch) đã trải qua một sự biến đổi do tác dụng của nhiệt độ hoặc áp suất cao. Hóa thạch nếu có trước trong đá này cũng sẽ bị tiêu hủy.

XSPIN - Phần mềm quay số thời đại 4.0

  • Phần mềm quay số phổ biến và công bằng nhất
  • Tại sao bạn không thử sự khác biệt ?
Chuyên mục: Bài viết khác