Lò vi sóng (lò vi ba) có phá hủy các vitamin trong thức ăn không?
Lò vi sóng chắc chắn cũng sẽ phá hủy vitamin trong thức ăn giống như bất kì hình thức nấu ăn nào khác, nếu thức ăn được nấu thật chín. Nếu dùng đúng, không nấu thức ăn quá chín, chẳng có lý do gì mà lò vi sóng phá hủy các vitamin hay các chất dinh dưỡng khác. Các nhà khoa học đầu thập niên 1980 đã xem xét toàn diện khả năng phá hủy chất dinh dưỡng của lò vi sóng và kết luận là không có tác hại đặc biệt nào.
Thật vậy, phát hiện duy nhất rất đáng ngạc nhiên là dùng lò vi sóng ở chế độ năng lượng thấp là cách khiến cho thức ăn giữ lại được nhiều giá trị dinh dưỡng hơn so không có tác hại đặc biệt nào. với các cách nấu thông thường.
Tại sao máu có màu xanh bên dưới da?
Có khi nào bạn nghĩ rằng máu chảy khắp người chúng HE | ta thật sự có màu xanh và chỉ trở thành màu đỏ khi nó tiếp xúc với không khí không? Tại sao máu trông lại có màu xanh khi nằm dưới da?
Cho đến giữa thập niên 1990, thắc mắc này mới có ub lời giải đáp. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Lothar Lilge và các cộng sự ở Trung tâm nghiên cứu Laser và Ánh sáng Ontario, Canada, khi ánh sáng chiếu vào làn da trắng, thời gian chiếu vào càng lâu, các bước sóng thuộc dải quang phổ đỏ thấm càng sâu hơn và cuối cùng bị hấp thụ bởi các mạch máu. Kết quả là ánh sáng bị phản xạ ngược lại từ da đi qua các mạch máu có tỉ lệ bước sóng ngắn hơn nằm trong vùng quang phổ màu xanh dương - tím làm cho mạch máu trông giống như thật sự màu xanh dương. Hiệu ứng này không rõ đối với những người có da màu tối, do các sắc tố đen trong da của họ hấp thụ hầu hết các bước sóng của ánh sáng trên bề mặt da.
Cái gì khiến cho máy vô tuyến bị nhiễu khi di chuyển xung quanh
Những âm thanh rột rẹt khó chịu đó là do sự nhiễu đa đường, vì máy vô tuyến bắt các sóng phản xạ của tín hiệu cần trục FM. Do có một bước sóng chỉ khoảng vài mét, những tín hiệu này có thể bị nhiễu bởi các tia sóng phản xạ từ các ngọn núi, các tòa nhà văn phòng, hay chí là những người đi bộ ngang qua.
Chỉ cần xê dịch máy qua một chút cũng đủ để “xử” được chuyện này. Nhưng nếu máy vô tuyến vẫn không hoạt động tốt, có thể bạn nên đầu tưăng-ten xịn hơn một chút.
Tại sao các máy bay nhỏ bay có vẻ nhanh hơn nhiều so với máy bay chở hành khách lớn?
Đó chính là một hiệu ứng quang học, thường được gọi là thị sai. Chúng ta đánh giá tốc độ của một vật bằng cách so sánh xem tốc độ chúng vượt qua tầm nhìn của chúng ta nhanh cỡ nào. Các máy bay nhỏ thường bay ở độ cao thấp hơn nhiều so với các máy bay chở hành khách loại lớn, khiến cho chúng ở gần chúng ta hơn. Điều đó có nghĩa là chúng vượt qua tầm nhìn của chúng ta nhanh hơn mặc dù tốc độ bay của chúng lại thấp hơn. Tương tự, các vệ tinh quỹ đạo dường như chuyển động chậm hơn máy bay khi bay ngang qua bầu trời ban đêm, mặc dù các vệ tinh này có thể có tốc độ lớn hơn 8.000m/s.
Thị sai đã được Gerry Anderson và đội phụ tá của ông đưa vào một áp dụng rất ấn tượng trong phim Thunderbirds. Họ tạo ra một ảo ảnh về một không gian khổng lồ bằng cách đặt các lớp phong cảnh nằm sau các mô hình xe tải và di chuyển các lớp ra xa liên tục, càng ra xa thì các lớp di chuyển càng chậm - giống như chúng chạy trên cảnh thực.
Tại sao các boomerang bay vòng trở lại?
Boomerang thường được nghĩ rằng là phát minh của thổ dân Úc. Nhưng qua nhiều năm, suy nghĩ đó đã thay đổi khi các mẫu boomerang cổ nhất được biết đến tại các địa điểm khảo cổ nằm rất xa Arizona và Ấn Độ. Chúng khoảng 23.000 năm tuổi, làm từ ngà của voi ma mút, được tìm thấy trong các hang động ở Oblazowa Rock, miền Nam Phần Lan năm 1987. Cho nên có vẻ như là khả năng bay ngoạn mục của boomerang đã được phát minh ra độc lập với nhau nhiều lần.
Bất kể nguồn gốc tiền sử của mình, boomerang là công cụ đầu tiên khai thác sự kết hợp khéo léo giữa lực nâng và lực xoáy, Để tăng cường lực nâng, boomerang được ném ra từ một vị trí gần như thẳng đứng, ở một góc khoảng 15 độ so với trục ngang. Điều này cho phép chúng hướng bay của nó và tạo ra lực nâng khi nó bay.
Khả năng nổi tiếng của boomerang là quay ngược trở nơi vừa ném nó ra nhờ vào một hiện tượng, đó là sự xoáy. Do khả năng xoáy của mình, phần trên của “cánh của boomerang cắt ngang dòng không khí đi đến với một tốc độ tương đối cao hơn phần bên dưới và do vậy tạo ra nhiều lực nâng hơn. Lực nâng này tạo ra một lực quay trên boomerang khiến boomerang bắt đầu bay theo một đường cong, hơi giống như con quay đồ chơi xoay tròn trên đế của nó.
Chưa hết, độ lớn của vòng tròn mà boomerang bay theo không phụ thuộc vào sức mạnh ném boomerang đi hay tốc độ xoáy của boomerang mà nó phụ thuộc đầu tiên là vào sải cánh và hình dạng của boomerang, là sự kết hợp hài hòa giữa lực xoáy và nâng. Ném tốt, boomerang sẽ bay lâu hơn và quỹ đạo vòng bay có thể dài tới hơn 120m.
Tại sao hạt chanh bỏ trong rượu gin và thuốc bổ lại nổi lên và chìm xuống?
Không chỉ các hạt chanh trong rượu gin và thuốc bổ, hiện tượng lạ tương tự cũng có thể xảy ra bằng cách thả một quả nho khô vào nước có ga mới khui. Đầu tiên, nó sẽ chìm xuống đáy ly, sau đó diễn ra một sự bập bênh hơi kì lạ, trước khi nho khô nổi lại lên bề mặt và bắt đầu lặp lại chu kì vừa rồi. Lời giải thích nằm ở tác dụng bề mặt sần sùi của hạt nằm trên bọt khí CO2, trong nước uống. Do có khối lượng riêng nặng hơn chất lỏng một chút, các hạt chìm xuống ở tao ay nứt và các góc của hạt. Sau một lúc, CO2, tập trung đủ để tạo thành các bong bóng, các bong bóng này làm tăng thể aột on tích của hạt và làm khối lượng riêng của nó trở nên nhỏ hơm khối lượng riêng của chất lỏng trên bề mặt ly nên nó bắt đầu nổi lên. Trên mặt ly, các bong bóng vỡ ra, các phân tử khí thoát ra, hạt bị mất đi cái phao của nó nên bắt đầu lặp lại quá trình chìm và nổi vừa rồi.
Áp suất bên trong một bình phun có thể cao đến cỡ nào?
Theo Hiệp hội sản xuất bình phun Anh, bình phun có thể được tạo áp đến khoảng từ 2 đến 8 atmosphere, tương đương với khoảng 20 đến 85 tấn trên 1 mét vuông. Nếu bị đâm thủng hay đun nóng, chúng có thể nổ với sức nổ dữ dội có khả năng gây chết người, đặc biệt khi các bình phun này có chứa các chất lỏng dễ cháy. Vì lý do đó, các bình thường chỉ chứa một phần chất lỏng và được thiết kế có thể chịu được sự giãn nở thông qua các đáy và đỉnh có dạng lõm. Các bình phun cũng được kiểm tra một cách đặc biệt trước khi đưa khỏi nhà máy sản xuất bằng cách đưa qua một bồn nước nóng để nâng áp suất trong bình lên và kiểm tra độ bền cũng như độ nguyên vẹn của nó.
Các nhà sản xuất cũng đưa ra các cảnh báo về việc tránh để các bình phun gần với các nguồn sinh nhiệt. Đáng buồn là, những cảnh báo này không phải luôn luôn được chú ý và hậu quả có thể rất lớn. Vào tháng 2 năm 2000, một phụ nữ lớn tuổi ở Maryland để các bình phun trong căn nhà di động của mình tiếp xúc với đèn điều khiển của lò sấy bằng gas và chúng đã phát nổ như một quả lựu đạn, thổi tung các cửa sổ và khiến các bức tường đổ oằn đi.
Nên hiểu rằng không phải chỉ có một ngọn lửa trần mới có thể khiến một bình phun nổ: Trong mùa hè nóng bức, các bình phun có thể bị nổ một cách dễ dàng nếu đặt trong xe hơi đậu dưới trời nắng.