Tại sao động đất thường xảy ra vào ban đêm?
Theo thống kê, trong năm 1985, tại Trung Quốc đã xảy ra 25 lần động đất có cường độ từ 5 độ Richter trở lên. Trong số này, có đến 20 lần xảy ra trong khoảng từ 7 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau, chiếm đến 77%. Tại sao động đất lại thích “thức giấc vào ban đêm thế nhỉ? Thì ra, lực hút của Mặt Trăng đối với Trái Đất mỗi ngày không chỉ tạo ra thủy triều hai lần lên xuống, mà ngay cả vỏ Trái Đất cũng bị phập phồng, nhấp nhô, vì chịu ảnh hưởng của lực hút này. Ví dụ như: tại khu vực Bắc Kinh (thủ đô Trung Quốc), vào hai ngày mùng 1 và 15 âm lịch, vào ban đêm do lực hút của Mặt Trăng vào hai thời điểm này là mạnh nhất, đã khiến cho vỏ Trái Đất ở vùng này bị hút nhô lên 0,4m và nếu sức hút đạt đến một giới hạn nào đó, thì động đất sẽ xảy ra.
Tại sao đá vôi không giống những đá khác?
Có nhiều loại đá vôi nhưng tất cả đều nằm trong nhóm đá trầm tích. Còn gọi chúng là đá hữu cơ vì chứa các hóa thạch động vật biển. Muốn biết có phải đá vôi hay không chỉ cần nhỏ một giọt axit lên đá, nếu thấy sôi tức là đá vôi. Nhiều loại đá vôi có chứa hóa thạch vỏ sò ốc. Một số hình thành bởi san hô sống ở vùng biển nóng cách đây hàng triệu năm. Một số được tạo ra từ cacbonat canxi (khí CO, kết hợp với vôi Cao). Phấn là một loại đá vôi do các sinh vật biển tạo ra. Tất cả các loại đá vôi đều thẩm thấu, nghĩa là nước có thể thấm qua. Đá vôi có thể hòa tan chậm trong nước và nước là một axit loãng.
Tại sao cồn cát di chuyển?
Chỉ có một phần năm sa mạc là chứa cát. Những cơn gió mạnh đôi khi thổi qua sa mạc này. Vì không có thảm thực vật để giữ lại nên cát dễ dàng di chuyển, tạo ra những đụn và những đụn này cũng di chuyển. Hạt cát leo lên triền cồn dọc theo hướng đối diện với gió, leo qua đỉnh và xuống triền bên kia thường dốc hơn. Bìa cồn di chuyển nhanh và dễ hơn phần trung tâm làm cho cồn có hình lưỡi liềm. Ở vài nơi có những dãy còn xếp song song nhau theo hướng gió. Đó là những cánh đồng cồn cát.
Tại sao Nam Cực phải là vùng cấm?
Từ trước đến nay, Nam Cực hết sức trong sạch, là lục địa chưa bị xâm phạm tội của Trái Đất, mặc dù các nhà nghiên cứu làm việc ở các trạm khoa học, đã làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Sự xuất hiện khách du lịch đã phá vỡ sự yên tĩnh ở các lãnh địa của chim cánh cụt và hải cẩu. Khi nhiệt độ ở đấy thấp như trong tủ đá thì tất cả, kể cả rác, nước thải, dầu mỏ đều tồn tại rất lâu. Vì vậy ngay cả những tai nạn nhỏ cũng có hậu quả hủy diệt. Nguy hiểm nghiêm trọng nhất đối với Nam Cực là tham vọng của con người về tài nguyên thiên nhiên của nó. Khi xét tính đồng nhất của châu Nam Cực và Nam Phi, nước Úc giàu nguyên liệu, các nhà nghiên cứu cho rằng ở đáy biển có mỏ dầu, các kim loại quý và các loại khoáng sản khác. Trong tương lai, việc khai thác chúng có khả năng thực hiện được bằng kỹ thuật cao, nhưng cái giá phải trả là sự phá hủy châu Nam Cực. Do băng trôi, băng nổi nên không thể tránh khỏi nạn đắm tàu, kết quả là sẽ tràn dầu. Vì vậy các tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới ở châu Nam Cực cần cấm bất kỳ mọi dạng sử dụng tài nguyên của nó vào mục đích kinh tế. Cả hai vùng cực cần được bảo vệ không cho khai khẩn - chúng chỉ có thể có lợi cho loài người nếu để chúng được yên.
Tại sao ta thấy ta trong gương?
Ta thấy được ta trong gương vì các tia sáng phản chiếu lại trên mặt phẳng tráng bạc của gường. Các vật xung quanh ta được chiếu sáng bởi một nguồn sáng. Ta | thấy các vật ấy kể từ khi các tia sáng mà các vật phản chiếu lọt vào mắt ta. Cũng thế, khi ta thấy ta trong gương, ánh sáng đi từ ta đến gương và quay lại vào mắt ta. Nhờ vậy ta thấy được ảnh của ta. Các tia sáng di chuyển theo đường thẳng. Tuy nhiên khi chạm vào gương, chúng ta sẽ trở lại theo một hướng khác nhưng luôn luôn theo một đường thẳng. Ta không thấy ánh sáng trên đường đi của chúng nên cứ ngỡ là chúng đến ta. Vì vậy ta có cảm giác thấy bản sao của ta nằm phía sau kính. Thật ra ảnh ấy không phải là một bản sao đúng chiều mà là ảnh đảo. Phía bên phải của ta trở thành bên trái và ngược lại trái thành phải.
Tại sao vật thể rơi xuống mặt đất?
Mọi vật thả ra từ một độ cao đều rơi xuống vì nó bị hút. Lực Vô hình hút mọi vật gọi là lực hấp dẫn hay trong lực. Nếu không có trọng lực, mọi vật lơ lửng chung quanh ta. Lực hấp dẫn xuất phát từ Trái Đất, nhưng không phải chỉ hành tinh ta mới có lực này. Mọi thiện thể và vật thể vũ trụ đều có nó, mạnh hay yếu tùy vào kích cỡ của chúng. Trọng lực của ta yếu nhiều so với Trái Đất. Chính vì vậy mà vật rơi xuống đất chứ không rơi về phía ta. Trên Mặt Trăng, lực hấp dẫn yếu hơn 6 lần so với trên Trái Đất vì Mặt Trăng nhỏ hơn. Trên Mặt Trăng, phi hành gia re xuống chậm hơn so với khi ở trên mặt đất, thậm chí cũng có thể nhảy lên cao hơn.
Tại sao keo dán gắn chặt được hai vật vào với nhau?
Keo dán chứa hóa chất. Sau khi phết keo lên bề mặt vật, hóa chất sẽ thấm vào kẽ hở hay lỗ hổng li ti của bề mặt muốn dán. Khi cả hai mặt muốn dán được xếp vào nhau, keo sẽ khô cứng giữ chúng dính chặt vào nhau. Các hóa chất trong keo dán cấu tạo bởi những phân tử. Các phân tử keo đi vào đến tận các lỗ nhỏ của mặt phẳng khi phết keo lên. Tại đó, chúng liên kết chặt với các phân tử của mặt phẳng. Khi hai mặt tiếp xúc với nhau, chúng sẽ bám chặt vào nhau. Tuy nhiên một số phân tử lại có một lực bám mạnh hơn các phân tử khác. Vì vậy có nhiều loại keo dán khác nhau tùy theo ta muốn dán sắt, gỗ...
Tại sao xà phòng có bọt?
Khi ta thổi qua một ống hút trong nước, các bọt không khí trồi lên mặt nước. Nếu nước có pha xà phòng, và không khí không bị nén mạnh, ta sẽ có những bọt lớn trên mặt nước. Các phân tử cấu thành nước hút lẫn nhau với một lực lớn. Không khí không thể dàn rộng ra trong phân tử nước mà bị hãm lại trong những khối cầu nhỏ, gọi là bọt. Các bọt này nhẹ, tìm cách đi lên và bị vỡ tan trên mặt nước để rồi tràn lan trong không khí vì không còn nước giữ chúng lại. Tại bề mặt tiếp xúc giữa hai pha nước và pha khí, có một lực tác động gọi là "sức căng bề mặt”. Khi một bọt chạm vào không khí, lực ấy đẩy nước ra sau và bọt tan. Tuy nhiên xà phòng có đặc tính làm giảm sức căng bề mặt tạo ra một màng nước mỏng bao chung quanh bọt không khí, nhờ đó nó tiếp tục bay lên.