1. Thuốc kháng sinh diệt trừ vi khuẩn như thế nào?
Đa số thuốc kháng sinh được chế tạo từ các chất hóa học tạo ra bởi vi khuẩn và nấm để tấn công những sinh vật khác: Đó là penicillin với dẫn xuất từ nấm Penicillium, và tetracycline được sinh ra từ vi khuẩn Streptomyces.
Thuốc kháng sinh tấn công vi khuẩn bằng nhiều cách. Một số thuốc kháng sinh chứa penicillin xen vào các protein liên kết với thành tế bào của vi khuẩn, làm cho chúng yếu đi. Những thuốc kháng sinh khác gây trở ngại cho việc sản xuất các protein thiết yếu bên trong vi khuẩn, hoặc tấn công ở một mức độ cơ bản hơn như ngăn cản quá trình tạo gen. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến một vài vi khuẩn đạt được các đột biến cho phép chúng chịu đựng được sự tấn công của một vài loại thuốc kháng sinh. Ví dụ, loại vi khuẩn rất đáng sợ Staphylococcus tạo được một loại enzyme ngăn chặn penicillin chỉ trong vòng bốn năm sau khi “phương thuốc kì diệu” này được đưa ra.
2. Tại sao sự lên cơn động kinh thường diễn ra vào những lúc trăng tròn?
Mối liên hệ giữa sự lên cơn động kinh và các chu kỳ của Mặt Trăng đã bắt đầu được tìm hiểu từ rất lâu về trước và mọi nghiên cứu mối liên hệ đó đều chỉ là những lời đồn đại. Tất nhiên, điều mà mọi người chưa được nghe tới là tất cả những nghiên cứu đã thất bại trong việc tìm ra một mối liên hệ giữa chúng, nên hiện nay mọi người đều nhất trí rằng đó vẫn là điều bí ẩn.
3. Cái gì gây ra sự xóc hông khi chạy?
Các nhà khoa học về sức khỏe ngày nay đặt tên vấn đề này là “Cơn đau cơ bụng thoáng qua” liên quan đến luyện tập (ETAP), tên gọi này nghe có vẻ rất ấn tượng nhưng không thể giải thích chính xác điều gì và nguyên nhân gây ra xóc hồng vẫn còn nhiều điều bí ẩn.
Các sách vở y khoa thường hay quy các cơn đau này cho sự thiếu máu cục bộ ở lục phủ ngũ tạng - đó là máu cấp cho các cơ ở ngực và bụng trong suốt quá trình luyện tập chưa phù hợp - những lý do căng các dây chằng trong vùng này có vẻ là một lời giải thích dễ chấp nhận hơn.
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng xóc hông thường tác động nhiều nhất tới vận động viên bơi lội và điền kinh và cho rằng đau xóc hông có liên hệ với sự vận động lặp lại của thân trên. Các nhà nghiên cứu ở Đại học Otago chỉ ra rằng uống 0,7 lít nước trước khi chạy sẽ gây nên xóc hông, rõ ràng là khối lượng của chất lỏng kéo các cơ của lục phủ ngũ tạng.
Điều đáng vui cho những vận động viên điền kinh có sức chịu đựng dai là các nhà nghiên cứu cũng tìm ra vài cách để điều trị chứng xóc hồng: Ưỡn người về trước trong khi làm căng các cơ bụng, làm căng cơ hông hoặc mím chặt môi và thở thật sâu. Nhưng có lẽ không chạy là cách tốt nhất để tránh bị xóc hông.
4. Điều gì xảy ra với thức ăn được chiếu bức xạ?
Ý tưởng sử dụng tia bức xạ để giết các vi sinh vật nguy hại và tăng thời gian tươi của thức ăn đã xuất hiện từ khoảng 100 năm về trước. Hiện nay, khoảng 40 quốc gia đã phê chuẩn việc dùng tia bức xạ để xử lý thực phẩm, từ trái cây và ngũ cốc đến tôm cua và gia cầm.
Hàng trăm nghiên cứu về hiệu quả của việc chiếu bức xạ vào thực phẩm đã được thực hiện và Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố rằng quá trình chiếu bức xạ là rất hiệu quả và không có hậu quả độc hại nào.
Ở Anh, pháp luật hiện hành cho phép sự chiếu bức xạ lên bảy danh mục thực phẩm, nhưng bạn vẫn khó mà tìm thấy một loại nào trên các kệ hàng trong các siêu thị ở Anh, bởi vì không có công ty nào hoạt động ở Anh có được giấy phép cần thiết để chiểu bức xạ lên thực phẩm, ngoại trừ các loại thảo mộc và gia vị. Có lẽ, những nhà hoạt động thương mại nghĩ rằng người tiêu dùng sẽ không sử dụng những thực phẩm mang một nhãn hiệu liên quan đến thảm họa Chernobyl và Hiroshima. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng người tiêu dùng hoàn toàn vui vẻ mua thực phẩm chiếu bức xạ khi được nói rõ về những nguy cơ và lợi ích tương ứng. Một vài năm trước, một quầy bán lẻ thực phẩm nhỏ ở Chicago đã bán trái cây bình thường và trái cây được chiếu bức xạ cạnh nhau cùng với nhãn hiệu ghi rõ lời quảng cáo rộng rãi, tỉ lệ trái cây được chiếu bức xạ được bán ra với so với trái cây bình thường là 9:1.
5. Tại sao các loại nước, rượu pha trộn với nhau thường gây cảm giác khó chịu sau khi uống?
Dư vị khó chịu là hậu quả của một phản ứng hóa học kép. Đầu tiên, cồn tác dụng với các chất được giải phóng ra từ hormone chống đi tiểu vasopressin, dẫn đến việc bạn đi vệ sinh rất nhiều lần. Cứ mỗi một ly rượu vang uống vào, một người có thể bị mất đi một lượng nước nhiều hơn 2-3 lần lượng rượu đó. Từ đó dẫn đến tình trạng mất nước làm gia tăng nồng độ các độc tố chứa trong rượu ethanol). Những độc tố này chứa “đồng bọn” như methanol sinh ra trong suốt quá trình chế biến và tạo cho thức uống có mùi, vị và tính chất đặc trưng của nó. Cho nên khả năng dẫn đến. một cảm giác rất khó chịu là hiển nhiên. Nói một cách đại khái, rượu có màu càng tối thì càng chứa nhiều đồng bọn” độc tố và càng độc hại khi uống quá nhiều. Đứng đầu là cognac, tiếp theo là rượu vang đỏ, rum, whisky, vang trắng, gin và vodka. Lời khuyên không nên trộn rượu nho với rượu làm từ lúa mạch rất đúng: Chỉ riêng bản thân mỗi thứ rượu sẫm màu trên cũng đủ nặng rồi, hòa trộn chúng với nhau sẽ dẫn đến những phản ứng chéo và gây hại nhiều hơn.
Để điều trị sự khó chịu, việc uống nước cùng với rượu cũng có hiệu quả rất tốt. Sau khi uống rượu, thuốc giảm đau cũng có thể giúp giảm bớt sự khó chịu. Tuy nhiên, tránh dùng thuốc giảm đau nếu bạn cảm thấy buồn nôn vì chúng có thể gây loét bao tử nhiều hơn. Một vài nhà khoa học cũng cho rằng vitamin B6 có thể giúp ích trong việc trị say rượu. Cuối cùng, cách trị say được chứng minh duy nhất là thời gian.
6. Có chứng cứ nào cho thấy người ăn chay khỏe mạnh hơn người ăn mặn không?
Các nhà khoa học có một thói quen là đáp lại những câu hỏi ngớ ngẩn với một bài thuyết giảng rằng việc đó phức tạp hơn rất nhiều so với những gì mà một người có thể tưởng tượng. Trong vấn đề về chế độ ăn, họ đã làm đúng. Đầu tiên, ta phải phân biệt giữa những người ăn chay có ăn cá và người ăn chay hoàn toàn về một bên, còn những người ăn nhiều hamburger béo và người đôi khi ăn thịt gà về một bên.
Các chứng cứ dịch tễ học luôn vững chắc tới kinh ngạc: Người ăn chay có khuynh hướng sống lâu hơn người ăn mặn, hầu hết là vì họ có tần suất mắc bệnh thấp hơn về nhiều dạng bệnh ung thư và bệnh tim mạch.
Mức độ lợi ích thì thật ấn tượng. Một nghiên cứu trong vòng 12 năm trên gần 2.000 người ăn chay bởi Trung tâm nghiên cứu ung thư của Đức (German Cancer Research Centre) phát hiện rằng tần suất chết do tất cả các nguyên nhân chỉ bằng một nửa so với người không ăn chay, với tần suất bệnh tim mạch giảm đến 2/3 và bệnh ung thư giảm đến 1/2.
Những người ăn chay nhìn chung thường sống lành mạnh hơn trong mọi chuyện: Họ ít hút thuốc hơn, ít say xỉn hơn, ít ngồi lì hơn so với những người ăn mặn. Thật đáng tiếc, những nghiên cứu so sánh giữa người ăn chay và người ăn thịt cho tới hiện giờ vẫn chưa thể chứng tỏ liệu có phải những lối sống như vậy lại quan trọng hơn là chế độ ăn hay không.
Có một số lí do sinh hóa rất tốt để tin rằng chế độ ăn chay là hiệu quả, ít nhất phần nào đó. Một chế độ ăn chay hiệu quả tiêu thụ cholesterol ít hơn (chất gây nghẽn mạch trong các bệnh tim mạch). Chế độ ăn chay cũng thường nhập vào một lượng chất antioxidant cao hơn, giúp bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương gen có thể dẫn tới ung thư. Tuy nhiên, những chứng cứ mạnh để ủng hộ cho lí thuyết có vẻ hợp lý này vẫn chưa xuất hiện. Kết quả cuối cùng: Vẫn còn mối nghi ngờ rằng các yếu tố kinh tế xã hội có trách nhiệm chính cho lợi ích sức khỏe của người ăn chay.