1. Tại sao tàu ngầm được phát minh?
Tàu ngầm có khả năng hoạt động dưới nước rất có lợi thời chiến tranh. Tàu ngầm có thể tấn công tàu địch hay bí mật chở người và vật tư. Chiếc tàu ngầm đầu tiên là chiếc Turtle, do Mỹ đóng vào năm 1776. Động cơ được vận hành bằng tay. Nhưng chỉ vào những năm cuối cùng của thế kỷ XIX thì những tàu ngầm tự vận hành đầu tiên mới được đóng. Tàu ngầm đóng vai trò lớn trong hai cuộc thế chiến. Chúng gây ra một tình trạng thiếu nguyên liệu và thực phẩm bằng cách đánh chìm những tàu hàng tiếp tế của các nước tham chiến. Các tàu ngầm hiện đại được trang bị động cơ phản lực hạch tâm mang lại cho tàu một tầm hoạt động độc lập rộng lớn. Chúng còn có những tên lửa tầm dài bắn ra ngay từ dưới nước.
2. Tại sao con người ngày càng cao hơn?
Thông qua kiểm nghiệm bằng mẫu vật, các nhà khoa học đã phát hiện một điều khá thú vị là: cứ mỗi 10 năm, chiều cao của con người lại bình quân tăng thêm 0,1cm. Ví dụ như: Vào năm 1851 các tân binh Thụy Điển có chiều cao trung bình là 1,66m; nhưng đến năm 1931 thì con số trung bình đã là 1,74m, tức là cách biệt 8cm trong vòng 80 năm. Tại các thành phố lớn của Trung Quốc, trong 20 năm qua, chiều cao trung bình của nữ và nam thanh niên đã tăng thêm lần lượt là 2,3cm và 2,15cm. Theo các tư liệu thống kê, thì khả năng kháng bệnh của người cao kém hơn người thấp và tuổi thọ thường ngắn hơn từ 6%- 10%, chi tiêu cho người cao cũng nhiều hơn người thấp; do vậy áp lực trong cuộc sống của người cao cũng nặng nề hơn. Người vóc dáng thấp bé có khả năng trí tuệ bình quân cao hơn người có cơ thể cao lớn. Ví dụ: Trong số những người có thành tựu xuất sắc, có đến 87% là những người có vóc dáng trung bình hoặc thấp bé như Napoleon, Emmanuel Kant, Lenin, Albert Einstein,... Nhưng vì sao cơ thể loài người cứ mãi cao không ngừng? Người ta đã đề ra khá nhiều giả thuyết để giải thích hiện tượng này như: hôn nhân khác chủng tộc, tăng trưởng nhờ ánh sáng Mặt Trời, hàm lượng chì trong đất đai, nước và không khí tăng cao, nguồn dinh dưỡng được cải thiện, sóng điện tử trong không trung gia tăng, nồng độ khí cacbonic trong khí ngày càng nhiều hơn, thậm chí cả thuyết “Nhân tố tổng cacbonic trong không hợp” nữa,... Nhưng các giả thuyết trên hoặc là có cơ sở đầy đủ, hoặc là tự thân có mâu thuẫn, nên chưa có khả năng thuyết phục hoàn toàn. Do vậy, câu hỏi về chiều cao không ngừng gia tăng của loài người đến nay vẫn còn bỏ ngỏ
3. Tại sao các thi thể trong Kim tự tháp không bị hủy hoại?
Các nhà khoa sau khi khảo cứu tình trạng trong và khoa học, sau khi khảo cáo tình ta các Kim tự tháp Ai Cập, đã phát hiện một sự kiện khá kỳ lạ, là không chỉ các xác ướp mà cả những xác gia súc như: mèo, chó,.. và cả trái cây nữa, đều không bị thối rữa mất trong Kim tự tháp. Tất cả đều có hiện tượng nước và biến thành các “xác ướp”. Sau khi nghiên cứu sâu, một nhà khoa học Mỹ cho rằng, nguyên nhân khiến các khi ở xác chết không bị hư hoại, chính là các Kim tự tháp này đã được thiết kế theo một loại hình kỷ hà (hình học) vô cùng đặc biệt, nhờ vậy đã tập trung được tất cả sóng vì ba (chỉ sóng điện từ 1mm đến 1m, tức tần suất 300KHz đến 3.000 mega KHz) từ các hướng trong không gian vũ trụ. Các sóng vi ba này đã khiến bên trong các xác chết và trái cây sản sinh ra hiệu ứng nhiệt, làm cho lượng nước bốc hơi nhanh chóng và biến thành các xác khô.
4. Tại sao các kênh đào có đập chắn?
Kênh đào là những dòng sông nhân tạo dùng để tàu thuyền di chuyển. Chiếc ghe đi lên thượng nguồn trước tiên phải vào trong phòng ngăn, các cửa ngăn sau sẽ đóng lại. Kế tiếp, các van trước mở ra cho nước ở mực trên chảy vào ghe được nâng lên dần cho đến khi mực nước cân bằng, cửa mở ra để tàu ra khỏi phòng ngăn và đi tiếp
5. Tại sao các bộ áo phi công vũ trụ có điều áp?
Là Khi những con cá sống dưới đáy sông sâu thẳm bị đấy. lên mặt nước, chúng sẽ bị nổ tung ra do áp suất quanh mình chúng bị giảm xuống nghiêm trọng. Cũng tương tự như vậy, chúng ta sẽ bị nổ tung trên không trung do không còn áp suất bên ngoài nữa. Trên mặt Trái Đất, áp. suất của không khí là 1kg/cmº. Chúng ta không nhận ra điều này do bên trong cơ thể ta có áp suất với không khí bên ngoài và cả hai đều ở thế quân bình. Một phi hành gia khi bay vào không gian nếu không mặc áo phi công vũ trụ không những bị nổ tung do áp suất không khí bên ngoài, mà còn do máu bên trong cơ thể bị nóng sôi lên. Thực ra nhiệt độ sôi của một chất lỏng phụ thuộc vào áp suất bên ngoài và áp suất này lại liên quan với độ cao. Trên đỉnh núi Everest (ở độ cao 9km), nhiệt độ sôi chỉ vào khoảng 74°C. Nhiệt độ sôi ở 19km là 37°C: đây là nhiệt độ của máu trong cơ thể chúng ta. Vì vậy, chúng ta không thể nào lên đến độ cao như thế mà không khoác vào người bộ áo phi công vũ trụ.
6. Tại sao đồ sứ được gọi là “China”?
Trong tiếng Anh, “China” có nghĩa là Trung Hoa, nhưng người Anh cũng gọi đồ sành sứ là “China”, vì chính người Trung Hoa là những người đầu tiên đã phát minh ra kỹ thuật chế tác đồ sành sứ nổi tiếng thế giới. Bắt đầu từ thế kỷ XI TCN, người Trung Hoa đã biết dùng đất sét để chế tạo những sản phẩm sành sứ đầu tiên trên thế giới. Về Sau, người Trung Hoa còn biết pha chế thêm K(AISIO) và thạch anh để làm phôi, rồi quét men thủy tinh lên bề mặt, cuối cùng cho vào lò nung với nhiệt độ 1280°C. Đến đời nhà Tống, kỹ thuật chế tác đồ sành sứ của Trung Hoa đã đạt đến đỉnh cao, đồng thời các khâu sản xuất cũng được phân công có tính chuyên môn cao như: rửa đất, phối liệu (pha chế), tạo phôi, tô men, canh lò... và vào thời gian này, màu sắc và kiểu dáng của các loại sành sứ vô cùng phong phú. Và cũng từ thời điểm này, nghề sành sứ Trung Quốc bắt đầu được truyền qua Iran và các nước Ả Rập. Mãi đến thế kỷ XV, người châu Âu mới bắt đầu nghiên cứu chế tạo và sử dụng đồ sanh sứ, trễ hơn người Trung Hoa hơn 1.000 năm.