Top 4 Câu Hỏi Vì Sao Hay Gặp Trong Cuộc Sống

1. Tại sao những lỗ nhỏ trên các trái banh golf giúp cho chúng bay xa hơn?

Các quả banh golf có được hình dạng có nhiều lỗ đặc biệt như vậy cách đây khoảng một thế kỷ, khi các nhà sản xuất nắm bắt được các lợi ích của một phát hiện rằng một trái banh với bề mặt lỗ chỗ sẽ bay xa hơn và cao hơn so với những quả banh hoàn toàn trơn nhẵn. Điều này rõ là trái với trực giác: Chắc chắn một thứ với bề mặt lởm chởm sẽ gặp phải nhiều ma sát hơn khi nó bay xuyên qua không khí?

Lời giải thích nằm ở tác động của các lỗ vào dòng không khí xung quanh quả banh. Khi đang bay, một vệt không khí hỗn loạn được hình thành phía sau trái banh, hút năng lượng từ quả banh, có nghĩa là quả banh sẽ không thể bay xa như mong đợi. Các lỗ trên quả banh cho không khí tương đối nhớt” thổi xung quanh các điểm tựa để nó bám vào và kết quả là quả banh tự bao bọc bề mặt của mình một cách trơn nhẵn hơn, làm giảm kích thước của các vệt không khí hỗn loạn. Nhờ đó, giảm năng lượng mất do sự kéo và cho phép trái banh bay xa hơn đối với một cú đánh mạnh.

Những nhà sản xuất banh đánh golf đã tốn rất nhiều thời gian trong việc cố gắng tìm kiếm sự kết hợp tối ưu kích thước, hình dạng và sự sắp xếp của các lỗ nhỏ trên quả banh. Trong rất nhiều năm, hình dạng tương đối đơn giản của khoảng 300 lỗ nhỏ đã được nghĩ là tối ưu.

Năm 1995, nhà sản xuất người Mỹ Wilson đã giới thiệu quả banh có 500 lỗ của mình ra thị trường, quả banh này được thiết kế bởi một chuyên gia khí động học của NASA, bao gồm 500 lỗ với nhiều kích thước khác nhau được sắp xếp thành dạng của 60 tam giác cầu. Các lỗ lớn được cho rằng có thể làm giảm tác động của sự chuyển động hỗn loạn của không khí, làm tăng lực nâng và duy trì độ xoáy truyền vào quả bóng, trong khi các lỗ nhỏ giúp kiểm soát lực nâng. Dù sao, các quả bóng này cũng không thể biến một vận động viên 20 tuổi chơi kém thành nhà vô địch thế giới Tiger Woods (vận động viên golf thành công nhất mọi thời đại).

2. Tại sao ánh sáng của một thị trấn ở xa đôi khi lại lấp lánh?

Hiệu ứng lấp lánh là kết quả của sự chuyển động hỗn loạn của không khí gây ra do nhiệt làm thay đổi mật độ của không khí và do đó làm thay đổi luôn các đặc tính quang học của không khí ở đó. Nhiệt bốc lên từ những tòa nhà trong các thị trấn bảo đảm không khí luôn luôn chuyển động hỗn loạn xung quanh tòa nhà, nhưng chúng ta thường không chú ý các hiệu ứng của chúng xuất hiện trên các nguồn sáng nằm gần kề bởi vì những nguồn nhiệt này rất nhỏ, tùy thuộc vào kích thước bên ngoài của tòa nhà.

Ngoài ra, ánh đèn từ các thị trấn xa thoắt ẩn thoắt hiện khiến hiệu ứng của nó có một tác động mạnh, làm cho chúng ta thấy giống như đang nhấp nháy. Một hiện tượng tương tự, ngẫu nhiên, đó là sự khác biệt giữa các vì sao và các hành tinh trên bầu trời đêm. Hình ảnh nhấp nháy giống như một điểm sáng của các ngôi sao ở vị trí rất xa do chúng bị tác động của không khí chuyển động hỗn loạn nhiều hơn so với các hành tinh, trong khi các hành od Sup tinh tương đối ít lấp lánh.

3. Tại sao trời có vẻ rất tĩnh lặng sau một trận tuyết rơi?

Ngay cả các con đường trong thành phố cũng trở nên tĩnh lặng hơn một chút sau một trận tuyết rơi - ít nhất cũng là vào ban đêm. Nguyên nhân là do lớp trên cùng của tuyết mới rơi cấu tạo bởi các tinh thể xốp rơi chồng lên nhau, giữa chúng không có gì ngoại trừ không khí, khiến tuyết giống như bọt khí. Khi bị các sóng âm từ các nguồn tiếng ồn đập vào, chúng sẽ hấp thu gần hết các năng lượng âm. Các con đường cứng, xe hơi và mái được bao phủ bởi những vật liệu hấp thụ âm sẽ thu được kết quả là sự yên tĩnh tương đối, cho đến khi những đứa trẻ ra đường chơi đùa.

Có cơ sở nào cho kiểu dự báo thời tiết theo phong tục dân gian là: Trời quá lạnh để có tuyết?

Do tuyết được cấu tạo từ các tinh thể đá, các tinh thể đá này hình thành tại bất kì nhiệt độ nào thấp hơn điểm đông đá của nước. Ý kiến cho rằng, nhiệt độ có thể quá thấp để cho tuyết hình thành dường như mâu thuẫn với khoa học căn bản.

Nhưng mọi người quên một điều là nhiệt độ chưa phải là điều kiện đủ để hình thành tuyết, nếu không có đủ hơi ẩm trong không khí thì cũng không thể hình thành các tinh thể đá. Khi không khí có áp suất cao và không ẩm thì trời sẽ rất lạnh. Cho nên, trong suốt các đợt rét đột ngột, có thể đúng là “quá lạnh để có tuyết và chúng ta phải đợi cho hệ áp suất thấp, ấm và ẩm ướt hơn đến. Nếu có một hệ áp suất như vậy ở cuối một đợt rét đậm, có khả năng tuyết sẽ đọng lại. Nếu không thì sau vài ngày, mặt đất sẽ đủ lạnh để không làm tan chảy các tinh thể tuyết trên bề mặt tiếp xúc.

4. Tại sao nước bốc hơi?

Mọi người đều biết rằng, nếu phơi áo quần ướt lên dây, áo quần sẽ khô. Hai lề đường ướt sau cơn mưa, từ từ cũng sẽ khô.

Sự bốc hơi là quá trình trong đó một chất lỏng phơi ra ngoài không khí dần dần sẽ bốc hơi. Không phải chất lỏng nào cũng bốc hơi nhanh như nhau. Cồn, amoniac, xăng bốc hơi nhanh hơn nước.

Có hai động lực tác động trên các phần tử cấu tạo nên vật chất. Một là sự kết dính: Nó kéo các vật đến với nhau. Hai là sự chuyển nhiệt của các phân tử ấy làm cho chúng xa nhau dần. Khi hai lực ấy tạm cân bằng, ta có chất lỏng.

Trên mặt chất lỏng có những phân tử của chất lỏng ấy di động. Những phân tử ấy thoát ra ngoài nhanh hơn các phân tử kế cận để bay vào không gian và như thế đã thoát khỏi lực kết dính. Sự bốc hơi chính là sự đào thoát của phân tử nước.

Khi một chất lỏng được đun nóng, sự bốc hơi xảy ra ore nhanh hơn, vì trong một chất lỏng nóng, nhiều phân tử càng nhanh chân thoát ra. Trong một thùng chứa kín, sự bốc hơi không nhanh được. Khi số phân tử trong hơi nước đạt đến một mức nhất định, số phân tử trở lại trạng thái lỏng sẽ tương đương với số phân tử chất lỏng đã bay hơi. Khi điều này xảy ra, chúng ta nói hơi nước đã đến điểm bão hòa.

Khi không khí chuyển động trên một chất lỏng, nó làm cho sự bốc hơi nhanh hơn. Do đó, mặt thoáng của chất lỏng càng lớn, sự bốc hơi càng nhanh. Nước chứa trong một nồi miệng rộng bốc hơi nhanh hơn trong một bình cao.

XSPIN - Phần mềm quay số thời đại 4.0

  • Phần mềm quay số phổ biến và công bằng nhất
  • Tại sao bạn không thử sự khác biệt ?
Chuyên mục: Bài viết khác