Tại sao keo dán gắn chặt được hai vật vào với nhau?
Keo dán chứa hóa chất. Sau khi phết keo lên bề mặt vật, hóa chất sẽ thấm vào kẽ hở hay lỗ hổng li ti của bề mặt muốn dán. Khi cả hai mặt muốn dán được xếp vào nhau, keo sẽ khô cứng giữ chúng dính chặt vào nhau. Các hóa chất trong keo dán cấu tạo bởi những phân tử. Các phân tử keo đi vào đến tận các lỗ nhỏ của mặt phẳng khi phết keo lên. Tại đó, chúng liên kết chặt với các phân tử của mặt phẳng. Khi hai mặt tiếp xúc với nhau, chúng sẽ bám chặt vào nhau. Tuy nhiên một số phân tử lại có một lực bám mạnh hơn các phân tử khác. Vì vậy có nhiều loại keo dán khác nhau tùy theo ta muốn dán sắt, gỗ...
Tại sao xà phòng có bọt?
Khi ta thổi qua một ống hút trong nước, các bọt không khí trồi lên mặt nước. Nếu nước có pha xà phòng, và không khí không bị nén mạnh, ta sẽ có những bọt lớn trên mặt nước. Các phân tử cấu thành nước hút lẫn nhau với một lực lớn. Không khí không thể dàn rộng ra trong phân tử nước mà bị hãm lại trong những khối cầu nhỏ, gọi là bọt. Các bọt này nhẹ, tìm cách đi lên và bị vỡ tan trên mặt nước để rồi tràn lan trong không khí vì không còn nước giữ chúng lại. Tại bề mặt tiếp xúc giữa hai pha nước và pha khí, có một lực tác động gọi là "sức căng bề mặt”. Khi một bọt chạm vào không khí, lực ấy đẩy nước ra sau và bọt tan. Tuy nhiên xà phòng có đặc tính làm giảm sức căng bề mặt tạo ra một màng nước mỏng bao chung quanh bọt không khí, nhờ đó nó tiếp tục bay lên.
Tại sao giấy lại dễ rách?
Thoạt tiên ta cảm thấy giấy phẳng và chắc chắn. Quan sát giấy bằng kính lúp, ta thấy nó hình thành bởi những sợi xen kẽ vào nhau. Chỉ cần kéo mạnh là các sợi tách ra và giấy rách. Giấy được làm ra từ một thứ bột, gọi là bột giấy. Ta có bột giấy bằng cách hòa lẫn gỗ trong hóa chất. Người ta dùng rơm, vải rm vải vụn để làm loại giấy ké kém chất lượng. Bột được trải ra trên các trục lăn và sấy khô để cho ra những tờ giấy lớn rồi sau đó cắt nhỏ lại. Để làm những loại giấy bền hơn, ta thêm keo vào bột giấy. Như vậy các sợi sẽ được giữ chặt vào nhau hơn. Nhưng đó không phải là cách làm giấy vệ sinh, khăn lau vì loại này dễ rách hơn.
Tại sao quả bóng cao su lại nảy tưng lên?
Khi ta kéo căng sợi dây cao su, nó có kháng lại nhưng vẫn giãn ra. Khi buông, nó trở về hình thể ban đầu. Một quả bóng cao su đại khái cũng là một sợi cao su nhưng tác Smart động ngược lại. Khi quả bóng chạm đất, nó bị dẹp đi một chút để rồi lấy lại hình dạng bình thường. Trong một tích tắc nó lớn phồng lên chút ít và chính điều đó làm cho nó tưng lên không. Cao su có đặc tính đàn hồi, nghĩa là trở lại dạng ban đầu nếu ta kéo giãn ra hoặc ép nó lại. Đặc tính này là do các phân tử cao su không nằm sát nhau, ít “gắn” vào nhau so với những vật rắn khác như sắt hoặc bê tông. Ta có thể kéo chúng ra xa nhưng lực liên kết sẽ kéo chúng về trở lại vị trí cũ. Chính chuyển động “đi và về” này làm
Tại sao một số vật bị rỉ sét?
Các vật bằng sắt cuối cùng cũng bị rỉ sét với thời gian. Thép cũng bị rỉ sét vì có chứa sắt. Chính Oxy trong không khí gây ra rỉ sét. Khí oxy tấn công sắt để tạo ra một hỗn hợp hóa học gọi là oxit sắt. Nước ở dạng hơi trong không khí cần thiết cho tác dụng này. Vì vậy, các vật bằng sắt hay thép đặt ở nơi ẩm ướt sẽ rỉ sét nhanh hơn, Oxit sắt có màu nâu đỏ, là màu rỉ. Sự tấn công của oxit kéo dài cho đến khi toàn bộ vật biến thành rỉ. Vì rỉ không bền, các miếng sắt rỉ trở nên dễ vỡ ra từng mảnh nhỏ. Người ta chống rỉ sét bằng cách phủ lên các vật bằng sắt một lớp sơn đặc biệt, đó là sơn chống rỉ.
Tại sao bong bóng bay trong không khí?
Khi thổi phồng bằng khí hydro, bong bóng bay trong không khí. Đơn giản vì khí hydro nhẹ hơn không khí. Bong bóng bay lên cũng giống như bọt nước.
Khí hydro trong bong bóng có một trọng lượng nhất định, nhưng trọng lượng riêng của nó nhẹ hơn không khí. Điều đó có nghĩa là bong bóng nhẹ hơn khi có chứa hydro so với khi nó chứa không khí. Vì vậy nó bay lên. Khí hydro cấu tạo bởi những phân tử nhỏ và nhẹ hơn so với mọi phân tử khác. Đó là một loại khí có lực liên kết nội yếu nhất nên rất lý tưởng để thổi phồng bong bóng, nhưng nó cũng rất nguy hiểm vì là một chất khí cháy nổ. Nên thay nó bằng khí heli, tuy ít nhẹ hơn nhưng lại không gây nguy hiểm. Cũng có thể thổi phồng bong bóng bằng không khí nóng, vì nó nhẹ hơn không khí lạnh. Như vậy ta có một khinh khí cầu.
Tại sao bông vụ quay mà không ngã?
Quay bông vụ, nó sẽ vẫn đứng thẳng khi nào chuyển động quay tròn của nó còn đủ nhanh. Đến khi quay chậm lại, nó sẽ lắc đảo và ngã xuống. Đặc tính này có được là vì khi một vật đang quay, nó ít bị ảnh hưởng bởi các lực bên ngoài. Càng quay thì bông vụ càng kháng lại trong lực làm cho nó ngã xuống. Khi bông vụ đứng thẳng, sự cân bằng là hoàn hảo. Khi quay chậm dần, trọng lực sẽ mạnh hơn và ta thấy đầu nhọn đáy vụ vẽ những vòng tròn ngày càng lớn cho đến khi ngã. Chuyển động ấy của bông vụ gọi là “sự tiến động. Trái Đất cũng có một tiến động vì cũng tự quay tròn chung quanh nó.
Tại sao vật ẩm có vẻ sáng lên?
Những vật phẳng láng bóng tỏ ra sáng hơn khi chúng phản chiếu toàn bộ ánh sáng đến vật phẳng. Ngược lại vật xù xì có vẻ tối hơn vì những lỗ nhỏ của chúng hấp thu ánh sáng. Nhưng nếu mặt xù xì ẩm, nước lấp đầy các lỗ tạo ra mặt phẳng bóng láng nên sáng lên. Một mặt phẳng láng bóng phản chiếu tất cả các tia sáng theo một hướng. Có nghĩa rằng có một góc theo đó mặt phẳng trở nên sáng hơn. Các tia sáng đi đến mặt phẳng xù xì đều bị phân tán ra nhiều hướng. Nhìn chung thì có vẻ đồng dạng nhưng lại không sáng.
Tại sao chỉ có 10 son số?
Tất cả các con số mà ta dùng tổng cộng chỉ có 10 con số. Đó là những số quen thuộc 0 ,1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, và 9.
Hệ thống thập phân đã được giữ lại vì những người đầu tiên đến trên đầu các ngón tay. Và chúng ta chỉ có mười ngón tay. Những người La Mã cổ đại dùng những chữ để làm ra những con số. Như vậy V bằng 5, C bằng 100. Nhưng hệ thống này khó dùng trong việc làm tính, chẳng hạn như tính nhân, tính chia. Các máy tính chỉ dùng hai con số: 0 và 1. Để làm tính, máy chuyển các số lẻ thành số nhị phân (nghĩa là chỉ đếm với hai con số). Máy tính thực hiện những bài tính phức tạp rất nhanh.
Tại sao đường tan trong nước?
Nếu thả một viên 9 viên đường vào một tách nước và dùng muỗng khuấy, đường sẽ biến mất. Nhưng khi ta uống nước ấy, nó có vị ngọt, vì đường đã bị tách ra thành nhiều phần nhỏ không thấy được. Đường là một tập hợp của nhiều tinh thể. Có nghĩa là các phân tử được sắp xếp có trật tự. Khi đường nằm trong nước, các phân tử nước xâm nhập vào mỗi tỉnh thể đường, buộc chúng tách rời ra. Vì vậy, chúng phân tán trong toàn bộ tách nước, người ta gọi là đường hòa tan trong nước. Ngược lại, có những chất không hòa tan vì các phân tử liên kết với nhau rất chặt.