1. Cái gì gây ra sự sốc điện khi một người đi ra khỏi một chiếc xe hơi và làm sao để tránh hiện tượng đó?
Một chiếc xe có thể phóng điện với một dòng điện tĩnh do hiệu ứng ma sát của không khí thổi qua nhưng nguyên nhân chính là do rời khỏi xe quá đột ngột. Khi bạn lướt qua ghế ngồi, ma sát sẽ tách các electron ra khỏi các sợi vải của quần áo, sinh ra một sự phóng điện mạnh.
Một trường hợp sốc điện khác có số lần xảy ra bằng khoảng một nửa trường hợp trên là khi bạn đút chìa khóa vào cánh cửa kim loại của xe hơi để khóa xe, dòng điện tích sẽ chạy xuống đất. Đường đi của dòng điện có thể đi ngang qua các ngón tay của bạn, làm bạn bị sốc điện.
Một trường hợp cũng có thể gây ra nguy cơ chết người nếu sự phóng điện xảy ra ở các cây xăng: Những tia lửa sinh ra có thể kích ứng một trận hỏa hoạn nghiêm trọng. Đã từng có nhiều cố gắng tìm kiếm các vật liệu có thể làm giảm hiệu ứng phóng điện, nhưng ngành vật lý về tĩnh điện học vẫn chưa tìm được giải pháp hiệu quả. Vài người đề nghị tránh gây ra các dòng tĩnh điện bằng cách sử dụng các vỏ bọc làm từ các viên gỗ cho ghế của các xe hơi này.
Có một kĩ thuật cũng rất hiệu quả, đó là mở rộng bàn tay của bạn và chạm nhanh vào xe bằng lòng bàn tay. Mật độ của điện tích xung quanh phần tương đối nhẵn và tròn này của bàn tay nhỏ hơn nhiều so với dòng điện tích ở ngón tay, nên sự phóng điện rất nhỏ.
Một mẹo nhỏ giống như vậy cũng được thực hiện trong các tiệm bán hàng, nơi mà các tấm thảm bằng nylon gây ra sự phóng điện dữ dội khi chúng tiếp xúc với kim loại. Đặt lòng bàn tay lên bất cứ vật kim loại nào nối với mặt đất, ví dụ như giá treo đồ. Cách này có thể ngăn ngừa một cơn sốc điện khiến bạn giật điếng người.
2. Tại sao kim loại tóe lửa khi đặt trong lò vi sóng nhưng các vật liệu khác thì không? Lò vi sóng sinh ra các sóng năng lượng điện từ có: năng tách các electron trong các nguyên tử của vật đã bên trong lò vi sóng.
Các electron trong các kim loại đặc biệt linh động đó là lý do khiến kim loại dẫn nhiệt và điện vô cùng tốt) và có khuynh hướng tập trung lên xung quanh bất kì điểm nhọn nào (chẳng hạn như các răng của nĩa) đặt trong là. Nếu như trường vi sóng đủ mạnh, những electron này sẽ đập vào không khí xung quanh mạnh đến nỗi chúng có thể chạy xuyên qua không khí - kích ứng một ánh chớp nhỏ. Không phải lúc nào kim loại đặt trong lò vi sóng cũng phát ra tia lửa điện, bởi vì nếu nó không có điểm nhọn nào để tập trung các electron thì dù cho trường vi sóng đủ mạnh để cho không khí xung quanh bị xuyên qua, thì vẫn không có bất kì tia lửa nào. Tuy nhiên, đừng dại dột thử đặt kim loại vào lò vi sóng. Sử dụng các vật liệu dùng riêng cho lò vi sóng vẫn an toàn nhất.
3. Có phải các chất làm thơm phòng tốt hơn là các khẩu. trang ngăn mùi?
Giống như các khẩu trang ngăn mùi, như táo và chanh, các chất làm thơm thương mại chứa các hợp chất gọi là chất chống mùi hôi, những chất có khả năng đặc biệt trong việc ngăn mùi hôi. Được phát hiện ra bởi các nhà khoa học ở Monsanto vào giữa thập niên 1970, nhưng chính xác cách họ làm là gì thì vẫn chưa rõ.
Theo như giáo sư Tim Jacob, một chuyên gia trong 107 nhận định mùi của Đại học Cardiff, những chất hóa học hữu cơ bay hơi có thể phản ứng giống như một chất gây tê, ngăn cản các tế bào nhận mùi trong mũi chúng ta phản ứng với các chất như sulfur thường có mùi thức ăn thối. Chúng cũng có thể cản sự truyền tín hiệu mùi lên bộ não.
4. Tại sao nước sốt cà chua rất khó đổ ra từ một cái chai mới?
Đây là một hiện tượng của sự keo tụ, hiện tượng thường gặp trong nước sốt cà chua trộn, cát lầy và sơn đặc. Khi để riêng, những chất lỏng này khá đặc và dính nhưng trở nên dễ chảy hơn nhiều khi bị đặt dưới một ứng suất trượt giống như lực tạo ra bởi một chiếc lược kéo ngang một cái khay sơn đặc. Tất cả những chất lỏng trên là hỗn hợp hóa học có các liên kết hoạt động như một khối thẻ: Chúng có thể chống lại được áp lực đè xuống nhưng lại bị tách rời ra khi bị tác dụng một lực trượt.
Vấn đề xảy ra với các chai nước sốt cà chua mới là do chúng còn đầy, cho nên có rất ít diện tích bề mặt của nước sốt rơi vào vị trí có ứng suất trượt tạo bởi việc lắc cho cà chua trong chai chảy ra. Khi chai rỗng, việc đổ tương cà ra trở nên dễ dàng hơn đặc biệt nếu đổ chai tương cà ở một góc nghiêng, để lộ ra càng nhiều diện tích bề mặt càng tốt.
5. Tại sao nước thoa sau khi cạo râu thường gây cảm giác lạnh trên da?
Nước thoa sau khi cạo râu thường có một tỉ lệ cồn nhiều hơn 80%, chất cồn này là dung môi cho các tinh dầu tạo mùi. Là một dung môi tuyệt hảo, cồn là chất bay hơi hoàn toàn, có nghĩa là các phân tử của cồn cần rất ít điều kiện để có thể bốc hơi. Khi chúng rời khỏi da bạn, chúng sẽ thu nhiệt năng và mang đi - tạo cảm giác mát lạnh ngay cả trong một ngày nóng bức.
6. Điều gì khiến sữa đun bằng lò vi sóng trào ra khỏi tách?
Lò vi sóng là vật dùng để đun nấu không liên tục, tạo nên các “điểm nóng” trong thực phẩm. Đối với thức uống các điểm nóng này có thể tạo ra các túi chất lỏng siêu nóng không ổn định ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi thông thường. Chỉ cần thêm vào một hạt đường cũng đủ khiến cho hơi nước siêu nóng tập hợp xung quanh chúng, hình thành các bong bóng khí giãn nở nhanh, khiến cho chất lỏng ở phía trên trào lên. Nguyên nhân khiến cho điều này hiểm khi xảy ra là do hầu hết các tách có các vết nứt nhỏ hoặc có các hạt bụi bên trong chúng, khiến cho các bọt khí hình thành chậm hơn trong suốt quá trình nấu. Vì vậy, những tách còn mới toanh và tách vừa mới lấy ra từ máy rửa chén đặc biệt dễ bị trào khi được dùng để đun sữa trong lò vi sóng.
Nhằm giảm thiểu nguy cơ bị phỏng (hằng năm có hàng tá người phải nhập viện vì phỏng), cần đảm bảo thời gian đun sữa hợp lý (không quá 2 phút hoặc hơn một chút cho 240ml sữa), khuấy sữa sau khi bắt đầu đun khoảng 1 phút hoặc lâu hơn và để sữa nguội một lát sau khi lấy sữa ra ngoài.
7. Tại sao thường có một cơn gió rất lớn thổi quanh các khối cao ốc?
Thường thì kể cả trong những ngày lặng gió, vẫn có một cơn gió nhẹ thổi xung quanh các tầng dưới của các tòa nhà cao tầng, làm bốc lên trời cao những cơn gió xoáy.
Thí nghiệm quan sát với những mẩu giấy cho chúng ta một đầu mối để nhận biết điều gì đang xảy ra: các mẩu giấy bay quanh và bị giữ lại trong các cơn gió xoáy xung quanh chân của các tòa nhà. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho việc tòa nhà hoạt động như một chiếc thuyền buồm khổng lồ, điều khiển các cơn gió tương đối mạnh thổi qua trên cao mà chúng ta không nhận thấy, rồi đi xuống mặt đất, ở đó chúng thổi với một lực mà chúng ta có thể nhận thấy được. Không chỉ cường độ của các cơn gió mới gây ra các vấn đề mà không khí lạnh bị kéo xuống cũng làm nhiệt độ của tòa nhà giảm xuống.
Vào thập niên 1960, dòng không khí lạnh chẳng may thổi ngang đầu các kiến trúc sư khi họ xây dựng một sân chơi công cộng quanh chân của các khối cao ốc, các sân chơi này sau đó đã bị trẻ con tẩy chay để tránh bị lạnh cóng hoặc bị các vật lạ bay trúng.