Đâu Là Những Công Nghệ Sẽ Mang Lại Những Tác Động Lớn Trong 5 Năm Tới

1. Công nghệ blockchain.

Blockchain về cơ bản là một sổ cái phân phối, nó tạo ra một cơ sở dữ liệu bảo mật chứa đựng toàn bộ lịch sử của mọi thông tin được nhập vào.  Công nghệ này có thể  mang lại những ứng dụng với hiệu quả rất cao. Trong những năm gần đây với sự xuất hiện của Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác, công nghệ blockchain ngày càng phát triển rộng rãi. Cụ thể​ để thực hiện các giao dịch trên blockchain, bạn cần một phần mềm sẽ cho phép lưu trữ và trao đổi các đồng Bitcoin của bạn gọi là ví tiền điện tử. Ví tiền điện tử này được bảo vệ bằng một cặp khóa bảo mật duy nhất: khóa riêng tư (private key) và khóa công khai (public key).

Hệ thống Blockchain chia thành 3 loại chính:

-Public: Chế độ này cho phép bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain. Nếu muốn tấn công được hệ thống Blockchain này cần phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn.

-Private: Chế độ này bắt buộc người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu mà không có quyền ghi vì quyền này thuộc về bên tổ chức thứ ba tuyệt đối tin cậy. Private Blockchain có thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh.

-Permissioned (hay còn gọi là Consortium): một dạng của Private nhưng bổ sung thêm 1 số tính năng khác, đây là sự kết hợp giữa Public và Private.

Các phiên bản của công nghệ Blockchain:

-Công nghệ Blockchain 1.0 – Tiền tệ và Thanh toán.

-Công nghệ Blockchain 2.0 – Tài chính và Thị trường.

-Công nghệ Blockchain 3.0 – Thiết kế và Giám sát thị trường.


Blockchain

2.Máy tính lượng tử.

Ý tưởng máy tính lượng tử được đề xuất đầu tiên bởi nhà toán học người Đức gốc Nga Yuri Manin vào năm 1980 bằng cách sử dụng hiệu ứng của cơ học lượng tử như chồng chập và vướng víu để thực hiện các tính toán trên dữ liệu đưa vào. Tính toán lượng tử dùng các bit lượng tử ở trong trạng thái chồng chập để tính toán. Cụ thể là 1 bit lượng tử (đơn vị cơ bản của thông tin trong điện toán, viết tắt là qubit) có thể có giá trị 0 và 1 ở cùng 1 thời điểm. Máy tính lượng tử có thể thực hiện một khối lượng khổng lồ các phép tính cùng lúc so với máy tính truyền thống. Năm 2007, công ty D-Wave tại Canada đã công bố chiếc máy tính lượng tử đầu tiên có khả năng thương mại hóa mang tên D-Wave One. Một khoảng thời gian sau  D-Wave cho ra đời phiên bản thứ 2 mang tên D-Wave 2. Máy tính lượng tử có thể thực hiện một khối lượng khổng lồ các phép tính cùng lúc so với máy tính truyền thống. Hiện nay, vì giá thành của máy này rất cao nên hiện tại vẫn còn rất giới hạn, chủ yếu xuất hiện tại các phòng labs.

3.Công nghệ mã hóa mới.

Công nghệ mã hoá lưới (lattice) được phát triển dựa trên một cấu trúc ngầm, giấu dữ liệu đằng sau những công thức toán học phức tạp. IBM đã phát triển một phương pháp này nhằm mục đích đảm bảo máy không bị hack. Không một máy tính nào có thể phá vỡ mã hoá này kể cả những máy tính lượng tử. Công nghệ mã hóa lưới giúp người dùng giấu đi những dữ liệu nhạy cảm bên trong những khung lưới đa chiều được giám sát chặt chẽ đảm bảo bảo mật thông tin.

4.Trí tuệ nhân tạo (AI).


Trí tuệ nhân tạo AI có thể ngửi hơi thở phát hiện ra bệnh tật

Con người có cảm xúc vì vậy chúng ta không thể luôn cân bằng cách ứng xử giữa một nhóm người này và một nhóm người khác. AI sẽ phát hiện ra những mâu thuẫn, cho phép chúng vượt qua định kiến và đưa ra những quyết định không hề bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố nào. AI là trí tuệ nhân tạo được tạo ra bởi con người, Trí tuệ này có thể tư duy, suy nghĩ, học hỏi,... như con người thậm chí còn xử lý dữ liệu ở mức rộng lớn hơn, quy mô, khoa học và nhanh hơn so với con người. Hiện nay nó chỉ đang dừng lại ở mức độ những máy tính hoặc siêu máy tính dùng để xử lý dữ liệu của bệnh nhân, đưa ra phác đồ điều trị, xử lý dữ liệu để tự học hỏi, khả năng trả lời các câu hỏi về chẩn đoán bệnh, trả lời khách hàng về các sản phẩm của một công ty…và sẽ còn tiếp tục được nghiên cứu và phát triển hơn nữa. Đây là công nghệ hứa hẹn sẽ mang lại nhiều giá trị cho con người.

5.Cảm biến sinh vật phù du.

Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể con người. Từ số liệu đó cho thấy nước là thành phần không thể thiếu đói với chúng ta. Tuy nhiên chỉ có 3% nước trên Trái Đất là nước ngọt. Với tỷ lệ ít ỏi đó chúng ta cần một công cụ có thể cho con người kiểm soát sự lưu động của nước. Các cảm biến có thể tìm kiếm các tín hiệu cụ thể nhưng nó lại bỏ qua những thứ khác xâm nhập vào dòng nước. Vì vậy các nhà khoa học đã tìm ra sinh vật phù du – những vi sinh vật tìm thấy trong dòng nước – có thể đóng vai trò các cảm biến tự nhiên. Hiện nay, IBM hiện đang phát triển các kính hiển vi nhỏ, tự động hóa có thể phân tích và theo dõi sinh vật phù du trong tự nhiên. Những sinh vật này có thể tương thích và làm việc với các hệ thống AI, từ đó ngay lập tức cảnh báo chúng ta khi nguồn nước bị ô nhiễm.

XSPIN - Phần mềm quay số thời đại 4.0

  • Phần mềm quay số phổ biến và công bằng nhất
  • Tại sao bạn không thử sự khác biệt ?
Chuyên mục: Bài viết khác