5G hứa hẹn tốc độ nhanh như chớp và khả năng cung cấp năng lượng cho các công nghệ mới như xe tự lái và trải nghiệm thực tế ảo tốt hơn. Các nhà mạng trên toàn thế giới đang chạy đua để triển khai thế hệ công nghệ thứ năm này. Và các nhà sản xuất điện thoại lớn nhất cũng đã sẵn sàng cho ra mắt những chiếc smartphone kết nối 5G trong năm 2019. Có thể nói 5G sẽ là tương lai của công nghệ mạng.
Tuy nhiên, có những lo ngại với loại công nghệ có tần số cao hơn rất nhiều so với những công nghệ cũ này liệu có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho chúng ta hay không?
Sóng 5G là gì?
Trước khi tìm hiểu xem 5G có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người hay không, có lẽ chúng ta nên hiểu 5G là gì.
5G là thế hệ băng thông di động tiếp theo thay thế hoặc ít nhất là tăng cường kết nối 4G LTE của bạn. Với 5G, bạn sẽ thấy tốc dộ tải xuống và tải lên nhanh hơn theo cấp số nhân. Độ trễ, hoặc thời gian kết nối các thiết bị với mạng không dây cũng sẽ giảm đáng kể. Cũng vì thế mà công nghệ 5G sử dụng tần số băng tần cao hơn rất nhiều lần so với những thế hệ băng thông trước đây.
Hiện nay, tần số băng tần được sử dụng phổ biến để truyền tải sóng di động nằm trong mức từ 600 MHz đến 2,6 GHz. Đây cũng là mức tần số thấp nhất đang được ứng dụng vào đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Để tận dụng tối đa tốc độ, tính ưu việt của thế hệ di động mới này, 5G cần được truyền tài trên băng tần cao hơn cấp số nhân, như 3,5 GHz, 6 GHz thậm chí là 30 GHz.
Vậy liệu 5G có an toàn không?
Do cần phải sử dụng băng tần cao, nên công nghệ mạng 5G đang làm dấy lên mối lo ngại về cường độ bức xạ khi sử dụng.
Bức xạ là sự phát xạ năng lượng từ bất kỳ nguồn nào. Điều đó có nghĩa là nhiệt độ, thậm chí là từ cơ thể bạn phát ra cũng được tính là bức xạ. Nhưng một số dạng phóng xạ có thể làm cho bạn bị bệnh.
Chúng ta có thể sắp xếp các loại bức xạ theo mức công suất của chúng trên phổ điện từ. Bước sóng lớn hơn với tần số thấp hơn sẽ tạo ra bức xạ ít hơn. Trong khi bước sóng nhỏ với tần số cao hơn thì bức xạ được tạo ra sẽ mạnh hơn.
Phổ này được chia thành hai loại khác nhau: ion hóa và không ion hóa. Bức xạ ion hóa, bao gồm tia cực tím, tia X và tia Gamma. Đây là dạng bức xạ gây hại. Năng lượng từ bức xạ này có thể phá vỡ các liên kết hóa học trong DNA, phá hủy tế bào và gây ung thư. Đây cũng là lý do tại sao tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây ung thư da.
Bức xạ không ion hóa có tần số thấp hơn và có bước sóng lớn hơn. Nó không tạo ra đủ năng lượng để phá vỡ các liên kết hóa học của DNA. Ví dụ như tần số radio, đài FM, tín hiệu TV, dịch vụ 3G và 4G truyền thống. Và bức xạ bước sóng của 5G sử dụng cũng được coi là không ion hóa và không tạo ra loại năng lượng làm hỏng trực tiếp tế bào.
Kết luận
Nhìn chung, các nghiên cứu về việc điện thoại di động là nguyên nhân gây ung thư vẫn còn khá mơ hồ, chưa chính xác. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn, bức xạ dùng cho 5G không có khả năng gây ung thư cho người sử dụng.