1. Lợi ích từ sự kiện.
Không một ai bỏ công sức để đi tham gia một sự kiện vô giá trị đối với họ vì vậy lợi ích từ nội dụng sự kiện luôn là nguồn hấp dẫn đối với khán giả. Đặc biệt khi nó mang đến lợi ích chính yếu của họ như kiến thức, tinh thần, vấn đề tâm lý,...thì dù sự kiện đó có mức giá nào, thì khán giả vẫn mong muốn tham dự. Họ sẽ không thể nào bỏ lỡ những thứ giúp ích cho mình. Không chỉ là lợi ích ích về tinh thần nếu buổi sự kiện có kèm theo một vài món quà nho nhỏ chẳng hạn như một cuốn sổ tay hay một chiếc túi…thì sẽ càng gây sự thích thú cho người tham gia.
2. Người chủ trì, diễn giả, khách mời.
Những thành phần khách mời đặc biệt cũng là yếu tố lôi cuốn người tham gia. Tiêu biểu là những diễn giả nổi tiếng có sức ảnh hưởng sâu sắc tới công chúng. Đặc biệt những sự kiện có sự tham gia của các nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên nổi tiếng sẽ càng thu hút lượng lớn đông đảo người hâm mộ. Tuy nhiên thành phần khách mời đặc biệt phải phù hợp với tính chất sự kiện.
Khách mời là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút người tham gia sự kiện
3. Giá vé (tùy theo tính chất sự kiện).
Giá vé là một vấn đề nhạy cảm đối với nhiều người nhưng nó lại hết sức thiết thực. Giá vé vừa thể hiện giá trị của sự kiện vừa là nguồn tiền bổ trợ cho khoản tiền tổ chức chương trình. Mặc dù vậy, ta không thể tùy ý lựa chọn một mức giá nào đó. Bạn cần cân nhắc đối tượng khách hàng mà sự kiện hướng tới là ai, thuộc tầng lớp nào để đưa ra mức giá phù hợp. Đối với tầng lớp thượng lưu thì mức giá sẽ khác so với tầng lớp bình bình dân. Không thể áp đặt giá của tầng lớp này sang tầng lớp khác, việc đó sẽ không phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người dẫn đến thiếu hụt người tham dự. Vì vậy việc đưa ra mức giá phù hợp với đối tượng mà sự kiện của bạn hướng tới cũng là một cách thu hút được đông đảo lượng khán giả, phù hợp với chính mục tiêu truyền thông của chương trình.
4.Một số yếu tố khác.
Ngoài những yếu tố trên, lượng khách tham gia còn chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác.
a. Tạo sự hấp dẫn cho sự kiện: Sự hấp dẫn của sự kiện chủ yếu đến từ chính nội dung của chương trình. Nội dung hấp dẫn, liên quan đến những vấn đề nóng của xã hội sẽ gây được sự chú ý của những người tham gia. Ngoài ra, tính hấp dẫn của sự kiện có thể được tạo ra từ những điều mới lạ, lần đầu tiên xuất hiện hay những trải nghiệm đặc biệt. Bạn có thể tổ chức một vài trò chơi nhỏ cùng giải thưởng cho người chiến thắng hay đối với những sự kiện giới thiệu sản phẩm thì cho khán giả sản phẩm dùng thử, trải nghiệm sản phẩm cũng là một cách hay.
b. Nhiều buổi sự kiện khá giữ bí mật về cảnh hậu trường: bởi các nhà tổ chức luôn muốn tạo bất ngờ cho người xem đồng thời muốn giữ sự độc đáo của riêng mình tránh trường hợp bị sự kiện khác sử dụng ý tưởng trước khi sự kiện diễn ra. Tuy nhiên, bạn có thể đăng tải lên trước khi diễn ra một khoảng thời gian nsgắn, đưa hình ảnh hậu trường vào truyền thông như đăng tải một vài phân cảnh đặc sắc sẽ gợi lên sự tò mò cho nhiều người. Bên cạnh đó còn có thể công khai một số thông tin về khách mời đặc biệt là nhân vật nổi tiếng sẽ tạo hiệu quả lớn trong việc lôi cuốn người tham gia sự kiện.
c. Một vài phần quà miễn phí hấp dẫn:
- Sự kiện có kèm theo những thứ miễn phí chính là cách bạn đánh trực tiếp vào lòng tham của khán giả. Bất cứ ai khi nghe tới những câu như “miễn phí”, “khuyến mại”, “giảm giá” “voucher” hay tương tự như thế đều cảm thấy hứng khởi hơn. Bạn có thể miễn phí ngay từ phần vé vào của sự kiện hay giảm giá hay khi mua vé couple và nhiều thể loại khác. Điều đó có thể khiến sự kiện của bạn thất thu, tuy nhiên sẽ mang đến cho chương trình lượng khán giả đông đảo và từ đó việc quảng bá thương hiệu sẽ dễ dàng hơn.
- Ngoài ra, có thể sử dụng chiến lược mua sản phẩm để được tặng vé miễn phí. Một ví dụ cho bạn với sự kiện “Tặng vé xem phim CGV 50k khi mua 2 hộp Bánh Kinh Đô Mini Oreo 88k”. Bạn còn có thể tặng cho người đến tham dự những sản phẩm có logo của chương trình. Đó là một cách hay vừa thu hút người tham gia vừa quảng bá cho chương trình.